Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 điểm bấm huyệt chữa đầy hơi và chướng bụng

Bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc 5 điểm bấm huyệt giúp giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng và cả những biện pháp khác mà bạn có thể áp dụng được.

Y học cổ truyền Trung Quốc có lịch sử lâu dài không chỉ ở Trung Quốc, mà còn ở trên toàn thế giới.Trong văn hóa sức khỏe toàn diện hiện đại, các kỹ thuật truyền thống như châm cứu và bấm huyệt đã trở thành lựa chọn thay thế phổ biến cho một số kỹ thuật phương Tây.

Bấm huyệt là một liệu pháp xoa bóp truyền thống của Trung Quốc tập trung vào việc kích thích các điểm khác nhau xung quanh cơ thể. Xoa bóp các huyệt đạo được cho là giúp kiểm soát dòng năng lượng xung quanh cơ thể, ảnh hưởng tích cực đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bấm huyệt không chỉ giúp giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, mà còn có lợi cho các tình trạng tiêu hóa khác, như đau dạ dày và táo bón.

Điểm bấm huyệt chữa đầy hơi và chướng bụng

Các điểm bấm huyệt nằm khắp cơ thể theo y học cổ truyền gọi là “kinh lạc” hoặc con đường năng lượng. Mỗi kinh lạc tương ứng với một cơ quan trong cơ thể, và mỗi điểm bấm huyệt được đặt tên theo vị trí của nó dọc theo kinh lạc.

Kích thích các huyệt đạo sau thông qua liệu pháp xoa bóp có thể giúp điều hòa khí huyết, giải phóng ứ trệ trong cơ thể, giảm đầy hơi, chướng bụng. Nhiều huyệt đạo này cũng được cho là tác động đến dạ dày, ruột và các cơ quan khác ở bụng để tăng cường sức khỏe tiêu hóa.

  1. Huyệt túc tam lý

Túc tam lý, còn được gọi là ST36, nằm trên kinh Vị, ảnh hưởng đến bụng trên, hệ thần kinh giao cảm, làm chủ năng lượng.

Ví trí: Khoảng 3 thốn dưới xương bánh chè, mép ngoài đầu gối.

Xoa bóp điểm này:

  • Đặt 2 ngón tay lên huyệt túc tam lý
  • Di chuyển các ngón tay theo chuyển động tròn, sử dụng lực vừa phải, chắc chắn
  • Thực hiện trong 2-3 phút và lặp lại tương tự trên chân còn lại.
  1. Huyệt tam âm giao (SP6)

Tam âm giao, còn được gọi là SP6, nằm trên kinh Tỳ, ảnh hưởng đến bụng dưới, hệ thần kinh giao cảm.

Ví trí: Khoảng 3 thốn trên xương mắt cá chân bên trong.

Xoa bóp điểm này:

  • Đặt 2 ngón tay lên huyệt tam âm giao
  • Di chuyển các ngón tay theo chuyển động tròn, sử dụng lực vừa phải, chắc chắn
  • Thực hiện trong 2-3 phút và lặp lại tương tự trên chân còn lại.
  1. Huyệt khí hải (CV6)

Khí Hải, còn được gọi là CV6, nằm trên mạch Nhâm, ảnh hưởng đến bụng dưới, năng lượng chung.

Ví trí: ở dưới rốn 1,5 thốn.

Xoa bóp điểm này:

  • Đặt 2 ngón tay lên huyệt khí hải
  • Di chuyển các ngón tay theo chuyển động tròn, đảm bảo không ấn quá mạnh vì khu vực này có thể nhạy cảm
  • Thực hiện trong 2-3 phút.
  1. Huyệt trung quản (CV12)

Trung quản, còn được gọi là CV12, cũng nằm trên mạch Nhâm, ảnh hưởng đến bụng trên, bàng quan, túi mật.

Ví trí: ở trên rốn 4 thốn.

Xoa bóp điểm này:

  • Đặt 2 ngón tay lên huyệt trung quản
  • Di chuyển các ngón tay theo chuyển động tròn, đảm bảo không ấn quá mạnh
  • Thực hiện trong 2-3 phút.
  1. Huyệt vị du (BL21)

Vị du, còn được gọi là BL21, nằm trên kinh Bàng quang, ảnh hưởng đến đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Ví trí: nằm dưới gai đốt sống lưng 12, đo ngang khoảng 1,5 thốn.

Xoa bóp điểm này:

  • Đặt 2 ngón tay lên huyệt vị du
  • Di chuyển các ngón tay theo chuyển động tròn, sử dụng lực vừa phải
  • Thực hiện trong 1-2 phút. Không xoa bóp điểm này nếu bạn có bất kỳ chống chỉ định nào, chẳng hạn như trượt đĩa đệm hoặc cột sống bị yếu.

Các điểm bấm huyệt chữa đầy hơi và chướng bụng có hoạt động không?

Nghiên cứu về việc sử dụng bấm huyệt cho tình trạng tiêu hóa rất thưa thớt, với hầu hết các nghiên cứu tập trung vào châm cứu thay thế. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy bấm huyệt có thể có tác động tích cực đến các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi và chướng bụng.

Nhược điểm của các điểm bấm huyệt chữa đầy hơi và chướng bụng

Bấm huyệt là một phương pháp tương đối an toàn. Tuy nhiên, những người mắc một số bệnh mạn tính, chẳng hạn như rối loạn chảy máu hoặc đau mạn tính thì nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thử bấm huyệt. Khi bạn thực hiện bấm huyệt cho chính mình, hãy sử dụng áp lực chắc chắn, nhưng nhẹ nhàng trên da. Sử dụng quá nhiều áp lực, đặc biệt là khi kích thích các khu vực nhạy cảm, có thể gây đau hoặc bầm tím, trong một số các triệu chứng khác.

Các biện pháp tại nhà khác giúp bạn giảm đầy hơi, chướng bụng

Bấm huyệt không phải là phương pháp điều trị duy nhất làm giảm đầy hơi, chướng bụng. Bạn có thể cân nhắc thực hiện các biện pháp tại nhà sau:

  • Không tiêu thụ các loại thực phẩm mà bạn không dung nạp được: thực phẩm không dung nạp và bị dị ứng sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón,...
  • Ăn chậm hơn: khi bạn ăn nhanh, có nhiều khả năng là bạn đã hít vào không khí dư thừa, có thể gây đầy hơi. Chia nhỏ các bữa ăn cũng có thể giúp giảm đầy hơi sau bữa ăn.
  • Tăng lượng chất xơ: chất xơ rất quan trọng cho một đường tiêu hóa khỏe mạnh. Ăn đủ chất xơ giúp bạn tránh được các triệu chứng khó chịu của táo bón.
  • Sử dụng prebiotics và probiotics: prebiotics và probiotics có lợi cho vi khuẩn đường ruột, ăn các thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng có thể cải thiện sức khỏe đường ruột.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng mạn tính và các vấn đề tiêu hóa khác, hãy đi khám bác sĩ để loại trừ bất kỳ tình trạng tiềm ẩn nào. Khi đó, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị cho bạn và có thể tư vấn thêm về các phương pháp bấm huyệt hoặc châm cứu

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

  • 28/03/2025

    Tin vui cho những người có thói quen ăn gừng và uống trà gừng

    Gừng đã được sử dụng từ rất lâu đời trong y học và cả ẩm thực, thói quen ăn gừng, uống trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tin vui là các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra một công dụng mới của gừng đối với sức khỏe đường ruột.

  • 28/03/2025

    5 loại thực phẩm bổ sung có thể gây tiêu chảy

    Nếu bạn có thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe hàng ngày, thì chắc chắn, bạn cũng là người đang ưu tiên áp dụng các lựa chọn cho lối sống lành mạnh.

Xem thêm