Bệnh Crohn hay viêm ruột mạn tính có thể dẫn đến một số biến chứng khác nhau trong đường tiêu hóa, các biến chứng này chủ yếu là do tình trạng viêm và tổn thương thành ruột đặc trưng của bệnh Crohn. Bên cạnh đó thì một số phương pháp điều trị bệnh Crohn cũng có thể dẫn đến các biến chứng ở các vùng khác của cơ thể liên quan đến tình trạng viêm hoặc suy dinh dưỡng do bệnh gây ra.
Các loại biến chứng đường ruột khác nhau của bệnh Crohn
Các biến chứng ở ruột có thể phát triển do bệnh Crohn:
Tắc ruột: Sẹo và viêm do bệnh Crohn khiến các vùng tích tụ mô sẹo gây hẹp, có thể co thắt một vùng ruột và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa bình thường. Biến chứng tắc ruột phổ biến ở ruột non hơn ở ruột già. Các triệu chứng tắc ruột thường bao gồm chán ăn, đau bụng dữ dội, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng và nôn mửa. Một số trường hợp bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để điều trị biến chứng này.
Nứt hậu môn thường xuất hiện ở vùng da lót hậu môn hoặc xung quanh hậu môn. Các vết nứt có thể gây đau và chảy máu trực tràng từ nhẹ đến nặng, đặc biệt là trong và ngay sau khi đi đại tiện. Nứt hậu môn có thể gây nhiễm trùng hoặc phát triển thành lỗ rò quanh hậu môn.
Lỗ rò: biến chứng này là sự thoát dịch mủ hoặc mô viêm bất thường từ hệ tiêu hóa sang các cơ quan khác. Trong bệnh Crohn, lỗ rò thường phát triển từ vết loét ở ruột ăn sâu vào hệ tiêu hóa và các cơ quan khác. Một lỗ rò có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau của ruột hoặc lỗ rò giữa phần ruột với bàng quang, âm đạo hoặc lớp da bên ngoài. Các lỗ rò có thể cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng và thường phải phẫu thuật để điều trị nhất là trong các trường hợp nếu lỗ rò lớn hoặc số lượng nhiều. Lỗ rò cũng có thể bị nhiễm trùng và dẫn đến áp xe. Khoảng 30 % những người mắc bệnh Crohn gặp phải biến chứng lỗ rò.
Áp xe: các ổ áp xe chứa mủ do nhiễm trùng. Áp xe có thể phát triển bên trong hoặc xung quanh lỗ rò nhưng cũng có thể xuất hiện riêng biệt với các lỗ rò, đôi khi áp xe ở sâu trong khoang bụng gây khó khăn cho việc phát hiện xử trí. Áp xe có thể gây sưng, đau và sốt. Áp xe hình thành ở thành ruột có thể khiến ruột phình ra còn áp xe quanh hậu môn có thể lộ rõ và trông giống như mụn nhọt. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng mà các ổ áp xe có thể được dẫn lưu hoặc phẫu thuật. Thuốc kháng sinh cũng thường được sử dụng để giúp loại bỏ nhiễm trùng.
Suy dinh dưỡng: bệnh Crohn có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa gây khó khăn cho việc tiêu thụ hoặc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng như khó ăn do đau, tiêu chảy, kém hấp thu ở ruột do viêm và chấn thương nặng, và ảnh hưởng của một số loại thuốc hoặc phẫu thuật điều trị. Trong những trường hợp này người bệnh có thể cần những điều chỉnh dinh dưỡng, nuôi dưỡng qua tĩnh mạch thay thế để điều trị suy dinh dưỡng.
Nhiễm trùng đường ruột: Sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non có thể gây đau bụng, đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Mắc bệnh Crohn làm tăng khả năng phát triển nhiễm trùng C. difficile gây tiêu chảy nặng. Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường ruột.
Phình đại tràng nhiễm độc (toxic megacolon): Đây là một biến chứng nghiêm trọng gây tình trạng viêm sâu trong đại tràng khiến đại tràng phình to và tê liệt. Nếu không được điều trị đại tràng có thể bị vỡ, đây là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng cần phải phẫu thuật.
Ung thư đại tràng: bệnh Crohn làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng. Nguy cơ tăng cao ở bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh Crohn ít nhất 8 năm hoặc bệnh Crohn gây viêm một vùng lớn đại tràng.
Để phòng tránh và phát hiện sớm biến chứng này bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên nội soi sớm hơn hoặc thường xuyên hơn so với hướng dẫn chung khuyến nghị hay không.
Biến chứng ngoài ruột: Các biến chứng ngoài ruột thường ít phổ biến hơn và có thể ảnh hưởng đến các vùng khác của cơ thể. Những biến chứng này bao gồm:
Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.