Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lý do hông bạn bị đau

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số nguyên nhân gây đau hông và một số cách giảm đau hiệu quả.

Cấu tạo khớp háng

Khớp háng bao gồm xương ổ cối và chỏm xương đùi. Ổ cối là một phần của xương chậu lớn. Chỏm xương đùi là đầu trên của xương đùi. Một mô mềm trong khớp tạo ra một chất lỏng nuôi dưỡng sụn và bôi trơn các khớp gọi là bao hoạt dịch, giúp giảm bớt sự cọ xát. Cùng với gân, dây chằng và các cơ tạo thành khớp háng hoàn chỉnh.

Các nguyên nhân gây đau hông

  1. Viêm xương khớp

Là một loại viêm khớp mà nhiều người mắc phải ở độ tuổi trung niên. Sụn ở chỏm xương đùi và ổ cối từ từ bị phá vỡ. Bạn sẽ bị cứng khớp và cảm thấy đau ở toàn bộ vùng hông. Tình trạng này tồi tệ hơn khi bạn tập luyện thường xuyên hoặc khi bạn di chuyển trong một thời gian dài.

  1. Viêm khớp dạng thấp

Hệ thống miễn dịch của bạn tấn công một số bộ phận cơ thể, bao gồm bao hoạt dịch. Lớp bao hoạt dịch này thường mỏng sẽ bắt đầu dày và sưng lên, tạo ra các hóa chất làm hỏng hoặc phá hủy sụn bao phủ xương. Khi một bên hông bị ảnh hưởng thì bên còn lại cũng vậy. Nguyên nhân của vấn đề vẫn chưa rõ ràng. Khớp có thể đau và sưng, bạn có thể cảm nhận thấy vùng da xung quanh bị đỏ và nóng.

  1. Đau thần kinh tọa

Ngồi quá nhiều và ít vận động có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, gây kích ứng và viêm. Dây thần kinh tọa bắt đầu từ phần dưới cùng của cột sống thắt lưng xuống dưới chân phía sau đùi, đó là nơi bạn sẽ cảm thấy đau khi bị chèn ép. Cơn đau có thể từ từ lan tỏa ra vùng hông, gây tê, thậm chí là đau dữ dội.

  1. Gãy xương hông

Gãy xương hông gây ra vết nứt ở phần trên cùng của xương đùi. Nếu bạn còn trẻ, việc gãy xương hông sẽ không đơn giản, phải do một cú va chạm mạnh mới có thể dẫn đến tình trạng này. Nhưng nếu bạn trên 65 tuổi, đặc biệt nếu bạn là phụ nữ, hoặc bị loãng xương, thì chỉ cần cú ngã nhẹ cũng có thể gây gãy xương hông. Toàn bộ phần hông, phần trên và bên ngoài đùi sẽ bị tổn thương, nhất là khi bạn cố gắng bẻ khớp. Trong trường hợp nghỉ ngơi hoàn toàn, một chân có thể bị ngắn hơn chân kia.

 
  1. Trật khớp

Tình trạng này do chỏm xương đùi bị trật khỏi ổ cối. Tình trạng này có thể gây nên các chấn thương khác như rách mô, gãy xương và thậm chí làm hỏng dây thần kinh, sụn và mạch máu. Trật khớp gây đau đớn cho người bệnh, bị hạn chế di chuyển vì vậy bạn nên đi điều trị sớm.

  1. Loạn sản phát triển của khớp háng

Bình thường, chỏm của xương đùi vừa khít với ổ cối khớp háng. Khi bị loạn sản khớp háng, ổ cối trở nên nông hơn, dẫn đến sự liên kết giữa chỏm xương đùi và ổ cối bị lỏng lẻo, gây ra trật khớp. Tình trạng này có thể xuất hiện từ khi sinh ra, thường gặp ở trẻ gái nhiều hơn trẻ trai. Một số yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến tình trạng này là trẻ sinh ra là con đầu lòng, thai nhi ngôi mông. Tình trạng này cũng có thể do bạn quấn chân bé quá chặt.

  1. Viêm bao hoạt dịch

Là tình trạng viêm các túi nhỏ có chứa chất dịch đệm, bôi trơn các vùng giữa dây chằng và xương. Tình trạng này có thể xảy ra khi bao hoạt dịch bao phủ điểm xương của xương hông bị viêm (viêm bao hoạt dịch trochanteric), gây ra cơn đau nhói, dữ dội, lan ra theo thời gian. Đối với viêm bao hoạt dịch hông (ít xảy ra hơn) xảy ra khi bao hoạt dịch nằm ở bên trong của hông bị viêm, gây ra cơn đau tập trung chủ yếu ở vùng háng. Cả 2 loại đều trở nên trầm trọng hơn khi bạn đi bộ, ngồi xổm hoặc keo cầu thang.

  1. Rách sụn viền ổ cối

Bạn có thể bị rách sụn viền ổ cối, là nói giữ chỏm xương đùi cố định trong hố ổ cối. Tình trạng này có thể xảy ra sau một cú ngã hoặc tai nạn, hay đơn giản là các hoạt động lặp đi lặp lại trong cuộc sống, hoặc xảy ra khi bạn chơi khúc côn cầu trên băng, bóng đá, golf.

  1. Căng hông

Khi bạn căng cơ quá mức hoặc giãn cơ có thể ảnh hưởng đến các cơ khác như cơ gập hông, cơ mông, cơ giạng, cơ khép, cơ đùi trước và cơ đùi sau. Vùng này có thể bị sưng lên và gây đau, nhất là khi bạn di chuyển. Hãy nghỉ ngơi, chườm lạnh và uống thuốc giảm đau trong trường hợp này.

Phương pháp RICE: Rest - nghỉ ngơi, Ice - chườm lạnh, Compression - băng ép, Elevation - kê cao vị trí chấn thương

Đây là phương pháp sơ cứu chấn thương giúp giảm tình trạng đau hông. Hạn chế vận động vùng bị thương. Mỗi lần chườm lạnh kéo dài 20 phút, sử dụng khăn bông ẩm hoặc túi chườm, tránh để đá tiếp xúc trực tiếp lên vùng da bị thương. Dùng băng thun để cố định vùng bị thương, nhưng không quá chặt. Nới lỏng nếu bạn thấy vùng da tổn thương chuyển sang màu xanh. Nâng cao phần tổn thương để ngăn máu đọng lại ở đó.

Thuốc

Thuốc chống viêm không steroid, hoặc NSAID thường được sử dụng để đau và giảm viêm khớp và các vấn đề đau hông khác. Hầu hết là thuốc viên, các dạng kem và gel cũng có sẵn. Bác sĩ có thể điều trị tình trạng đau nghiêm trọng và tình trạng tiềm ẩn bằng corticosteroids, thuốc giảm đau và thuốc để điều trị các bệnh tự miễn và viêm.

Khi nào nên đi khám?

Nếu các phương pháp tại nhà không làm giảm cơn đau thì bạn hãy đi khám. Nếu đau dữ dội, sưng đột ngột hoặc bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào như sốt, ớn lạnh và đỏ da thì hãy đến phòng cấp cứu để được điều trị kịp thời.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử và bệnh sử của bạn. Nếu bạn bị ngã hoặc bị chấn thương hoặc bị đau ở bất cứ khớp nào thì hãy nói với bác sĩ. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra hông và kiểm tra vận động. Bạn cũng có thể phải làm xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang, MRI.

Các cách phòng ngừa

Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể làm giảm áp lực lên khớp. Tập thể dục ở mức độ vừa phải cũng là một cách hiệu quả. Bắt đầu bằng việc khởi động và tập từ từ, dừng lại khi bạn cảm thấy đau.

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm