Tăng acid uric máu là một trong những yếu tố nguy cơ rõ ràng cho sự hình thành bệnh gout.
Hạn chế ăn thực phẩm giàu purin
Purin là một hợp chất trong cơ thể có khả năng chuyển hóa và tạo thành acid uric. Khi nồng độ acid uric tăng cao sẽ làm gia tăng nguy cơ tái phát những cơn đau gout. Purin có nhiều trong một số loại thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật...
Vì vậy, cách hạn chế tăng acid uric đơn giản nhất là hãy cắt giảm các thực phẩm này ra khỏi thực đơn của người bệnh.
Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể.
Theo một nghiên cứu cho thấy rằng, ăn nhiều quả mọng, ớt chuông... giúp giảm viêm và cân bằng nồng độ acid uric trong cơ thể.
Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống
Thực phẩm giàu chất xơ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, từ đó giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng đúng cách.
Điều này sẽ ngăn chặn sự tích tụ acid uric trong máu, thúc đẩy mọi chức năng của cơ thể.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Theo một số nghiên cứu, hàm lượng vitamin C cao có thể giúp tăng cường đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Do đó, bạn nên bổ sung thêm nước chanh, giấm táo và các loại trái cây, rau quả giàu vitamin C để đẩy lùi nguy cơ tăng acid uric trong cơ thể.
Kiểm soát cân nặng
Bạn nên có một kế hoạch ăn kiêng phù hợp, tập thể dục thường xuyên… để kiểm soát cân nặng ở mức cho phép. Từ đó sẽ giúp giảm acid uric và kiểm soát chỉ số này ở mức ổn định.
Dùng giải pháp thảo dược
Để kiểm soát bệnh gout hiệu quả, điều quan trọng là bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ. Song song với đó, các chuyên gia cũng khuyên người bị gout nên sử dụng sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ giảm acid uric máu, giảm sưng đau khớp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, sản phẩm có thành phần từ thảo dược trạch tả giúp cải thiện bệnh gout hiệu quả đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn sử dụng và cho thấy hiệu quả tích cực. Thảo dược này đã được sử dụng từ xa xưa giúp bổ thận, hỗ trợ tăng cường đào thải acid uric - nguyên nhân trực tiếp gây ra gout.
Bên cạnh đó, sự kết hợp của trạch tả với một số thảo dược khác như ba kích, nhọ nồi, nhàu, hoàng bá, hạ khô thảo… còn hỗ trợ kiểm soát acid uric máu, giảm đau, phòng ngừa bệnh tái phát và ngăn chặn biến chứng nổi tophi an toàn, hiệu quả.
Do vậy, người bị gout cần có chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ trạch tả để giúp kiểm soát bệnh từ sớm, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 nguy cơ dễ làm khởi phát bệnh gút.
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?
Gừng đã được sử dụng từ rất lâu đời trong y học và cả ẩm thực, thói quen ăn gừng, uống trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tin vui là các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra một công dụng mới của gừng đối với sức khỏe đường ruột.
Nếu bạn có thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe hàng ngày, thì chắc chắn, bạn cũng là người đang ưu tiên áp dụng các lựa chọn cho lối sống lành mạnh.