Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về bệnh Gout

Bài viết này của chúng tôi cung cấp một số thông tin cho bạn đọc về triệu chứng, biến chứng thường gặp và chẩn đoán bệnh Gout

Triệu chứng của bệnh gout

Các triệu chứng của bệnh gout có thể thay đổi tùy theo giai đoạn của bệnh. Giai đoạn đầu thường có triệu chứng nhẹ và có thể kiểm soát được, nhưng bệnh có xu hướng tiến triển nặng hơn.

Bệnh có 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn tăng acid uric không triệu chứng: tuy chưa xuất hiện các triệu chứng lâm sàng nhưng tinh thể acid uric đã bắt đầu hình thành xung quanh khớp.
  • Bệnh gout cấp: có các cơn gout cấp, các triệu chứng phát triển và tái phát.
  • Bệnh gout mạn tính: Các hạt tinh thể acid uric lắng đọng tạo thành các hạt tophi ở trong và xung quanh khớp, gây ra tình trạng viêm dai dẳng và các biến chứng lâu dài khác.

Giai đoạn gout cấp tính:

Các dấu hiệu phổ biến nhất bao gồm:

  • Đau khớp đột ngột và dữ dội
  • Khớp sưng, đỏ, nóng do viêm cấp tính
  • Cứng khớp và đau khi cử động
  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi

Hơn một nửa số trường hợp bị gout ở ngón chân cái sẽ liên quan đến khớp dưới cùng của ngón chân. Các vị trí phổ biến khác bao gồm bàn chân, đầu gối, mắt cá chân, gót chân, khuỷu chân, cổ tay và ngón tay.

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện từng đợt, khi nồng độ acid uric tăng cao liên tục. Tình trạng này được gọi là tăng acid uric máu. Nếu không dùng thuốc, cơn gout cấp có thể kéo dài từ vài giờ đến vài tuần. Cơn đau đột ngột, có xu hướng đau dữ dội sau đó dần dần thuyên giảm. Các cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm, một phần do tình trạng mất nước vào ban đêm làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể và nhiệt độ thấp thúc đẩy quá trình kết tinh acid uric.

Đọc thêm bài viết: Thảo mộc tốt cho bệnh gout

Giai đoạn gout mạn tính:

Tăng acid uric máu mạn tính dẫn đến sự hình thành các hạt tophi ở dưới da, trong và xung quanh khớp. Sự tích tụ của những chất cặn cứng, vón cục này có thể làm tổn thương xương và sụn gây viêm khớp mạn tính. Theo thời gian, khớp có thể bị biến dạng, gây khó khăn trong quá trình vận động và di chuyển.

Các hạt tophi xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, chủ yếu sẽ phát triển ở ngón chân cái, xung quanh các ngón tay và đầu khuỷu tay. Trong một số trường hợp chúng có thể xâm nhập vào da, gây ra các nốt sần giống như phấn. Thậm chí còn phát triển trong tai, trên dây thanh âm, hoặc dọc theo cột sống.

 

Các biến chứng thường gặp:

Các khớp và da không phải là cơ quan duy nhất có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gout. Tăng acid uric máu lâu dài không được điều trị có thể hình thành các tinh thể trong thận, tạo sỏi thận. Trong những trường hợp nghiêm trọng, một tình trạng được gọi là bệnh thận do acid uric cấp tính có thể phát triển, dẫn đến suy thận, giảm chức năng thận nhanh chóng. Các triệu chứng của bệnh thận do acid uric cấp tính có thể khác nhau theo mức độ nghiêm trọng, bao gồm:

  • Lượng nước tiểu giảm
  • Tăng huyết áp
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Thiếu máu
  • Phù nề, chủ yếu ở các chi dưới
  • Xuất hiện uremic frost là ure được bài tiết qua mồ hôi và kết tinh trên da.

Những người mắc bệnh thận tiềm ẩn nguy cơ phát triển bệnh thận do acid uric cấp tính cao nhất.

Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn tốt nhất cho những người bị bệnh Gout

Chẩn đoán bệnh gout:

Việc chẩn đoán bao gồm kiểm tra thể chất và tiền sử bệnh tật của bạn, bao gồm cả các xét nghiệm được sử dụng để xác định nguyên nhân gây bệnh. Một số xét nghiệm hay dùng để chẩn đoán:

  • Xét nghiệm dịch khớp, được sử dụng để xác định các tinh thể hoặc hạt tophi trong chất lỏng xung quanh khớp
  • Xét nghiệm máu để đánh giá chức năng thận
  • Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nồng độ acid uric
  • Chụp X-quang và các xét nghiệm hình ảnh khác để đánh giá sự biến dạng xương hoặc những thay đổi ở khớp.

Các xét nghiệm này có thể được sử dụng để chẩn đoán loại trừ các bệnh như viêm khớp nhiễm trùng, các loại viêm khớp phổ biến khác.

Khi nào cần đi khám?

Không phải ai cũng gặp phải các triệu chứng bệnh gout nghiêm trọng hoặc cần điều trị hạ urat. Tuy nhiên, nếu bạn bỏ qua các triệu chứng, không đi khám ngay thì có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài.

Người mắc bệnh gout đôi khi nghĩ rằng việc không có các triệu chứng kéo dài có nghĩa là bệnh đã khỏi. Tuy nhiên, điều này thường không đúng. Trừ khi nồng độ acid uric được kiểm soát, thường do chế độ ăn uống thì bệnh gout có thể tiến triển âm thầm.

Bạn nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh khi:

  • Khi có nguy cơ hoặc xuất hiện các triệu chứng của bệnh
  • Các triệu chứng không cải thiện sau 48 giờ hoặc kéo dài hơn 1 tuần. Nếu đang trong quá trình điều trị thì cần đi khám bác sĩ để xem xét thay đổi hướng điều trị.
  • Sốt cao, mặc dù sốt nhẹ có thể đi kèm với cơn gout cấp nhưng sốt cao (trên 38 độ) có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

​Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn. Tham khảo dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

BS. Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell Health
Bình luận
Tin mới
  • 07/11/2024

    Sushi có tốt cho sức khỏe không?

    Nhiều người đã nghe nói ăn sushi tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, liệu điều này có đúng không dưới góc nhìn của các chuyên gia dinh dưỡng?.

  • 07/11/2024

    Trẻ bị viêm họng sốt cao phải làm sao?

    Trẻ bị viêm họng sốt cao thường do thay đổi thời tiết, độ ẩm cao, môi trường nhiều vi khuẩn, virus. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy, cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị sốt cao do viêm họng?

  • 07/11/2024

    Nôn nghén khi mang thai là gì?

    Nhiều phụ nữ mang thai bị ốm nghén. Nhưng đối với một số ít, tình trạng này nghiêm trọng hơn nhiều. Ít hơn 3% phụ nữ mang thai bị chứng nôn nghén. Không có cách chữa trị, nhưng tình trạng này chỉ là tạm thời và có nhiều cách để kiểm soát.

  • 07/11/2024

    3 lý do ngăn cản bạn sống cuộc sống tốt nhất

    Bài viết này là những cách giúp bạn vượt qua một số lời biện hộ phổ biến có thể cản trở cuộc sống mà bạn mong muốn.

  • 06/11/2024

    Những vi chất cần bổ sung khi thực hiện chế độ ăn chay

    Chế độ ăn chay, thuần chay được lên kế hoạch khoa học có thể đáp ứng gần hết nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Dù vậy, người ăn chay nên cân nhắc bổ sung một số vitamin và dưỡng chất mà thực vật không thể cung cấp đủ.

  • 06/11/2024

    Hội thảo khoa học VAI TRÒ CỦA VITAMIN D3 VÀ K2 TRONG VIỆC CẢI THIỆN MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO Ở TRẺ EM

    Ngày 06/11/2024, tại Hà Nội, Viện Y học ứng dụng Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “VAI TRÒ CỦA VITAMIN D3 VÀ K2 TRONG VIỆC CẢI THIỆN MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO Ở TRẺ EM” với sự tham gia của các nhà khoa học, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ đầu ngành chuyên khoa dinh dưỡng, nhi khoa và xương khớp.

  • 06/11/2024

    4 lợi ích sức khỏe của thực phẩm màu tím

    Không chỉ đẹp mắt, những loại thực phẩm có màu tím còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 06/11/2024

    Nên ăn đạm thực vật hay đạm động vật?

    Tỷ lệ đạm trong thịt bò là 18g/100g, thịt lợn nạc là 19g/100g, cá chép là 17g/100g. Trong các loại đậu đỗ, tỷ lệ đạm chiếm 21-25g/100g, đặc biệt trong đỗ tương đạm cao tới 35-40g/100g.

Xem thêm