Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 tư thế yoga giúp giảm viêm xoang và nghẹt mũi hiệu quả

Yoga không chỉ là bộ môn hoạt động thể chất mà còn tác động trực tiếp đến hơi thở, cơ hoành và các cơ quan của hệ hô hấp. Chính vì vậy, tập yoga có thể làm giảm các triệu chứng như đau đầu, ho, thở khò khè và nghẹt mũi ở bệnh nhân viêm xoang.

Động tác yoga có tác dụng thông đường thở, cải thiện chức năng hô hấp của phổi và tăng cường hoạt động của cơ hoành.

Theo Himalayan Siddha Akshar, người sáng lập Viện Nghiên cứu và Phát triển Yoga Akshar tại Ấn Độ, có một số động tác yoga có thể làm dịu các vấn đề về hô hấp do viêm xoang gây ra nhờ tác dụng mở đường thông khí của mũi. Dưới đây là một số bài tập yoga giúp giảm triệu chứng viêm xoang mũi dễ thực hiện:

1. Bhujangasana (Tư thế rắn hổ mang)

Động tác Bhujangasana giúp cải thiện chức năng của phổi, giúp bạn giảm cảm giác khó thở, nghẹt mũi, thở khò khè. Động tác này được đánh giá là tư thế yoga tốt nhất cho bệnh nhân viêm xoang.

Yoga chữa viêm xoang với động tác Bhujangasana được đánh giá là tư thế yoga tốt nhất cho bệnh nhân viêm xoang

Yoga chữa viêm xoang với động tác Bhujangasana được đánh giá là tư thế yoga tốt nhất cho bệnh nhân viêm xoang.

Cách thực hiện:

- Nằm sấp xuống sàn, để bụng tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn. Hai chân đưa thẳng, chạm vào nhau và ngón cái chạm sàn.

- Di chuyển tay ra phía trước, đặt bàn tay xuống sàn ở vị trí ngang với vai.

- Dùng tay nhấc phần trên của cơ thể, đồng thời hít sâu (nên giữ cánh tay hơi cong).

- Sau đó, bạn đưa cổ về phía sau nhằm kéo giãn cơ hoành và kích thích chức năng hô hấp của phổi.

- Duy trì tư thế này trong khoảng 15 - 30 giây, trong thời gian này bạn nên duy trì giữ nhịp thở bình thường.

- Sau đó, đưa hai tay trở lại vị trí ban đầu, hạ thân trên xuống sàn.

Mặc dù là tư thế yoga tốt nhất cho bệnh nhân viêm xoang, tuy nhiên động tác này không thích hợp với người đang mang thai, vừa mới phẫu thuật bụng, mắc hội chứng ống cổ tay hoặc chấn thương lưng nghiêm trọng.

2. Ustrasana (Tư thế con lạc đà)​

Động tác Ustrasana đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và tinh thần. Thực hiện động tác này giúp kéo giãn cổ, lồng ngực nhằm cải thiện khả năng hô hấp do đó động tác yoga này cũng giúp khắc phục những triệu chứng do bệnh viêm xoang gây ra.

Động tác Ustrasana giúp cải thiện khả năng hô hấp và giảm triệu chứng của bệnh viêm xoang.

Động tác Ustrasana giúp cải thiện khả năng hô hấp và giảm triệu chứng của bệnh viêm xoang.

Cách thực hiện:

- Quỳ trên sàn, người thẳng và đặt hai tay lên hông.

- Sau đó cần bảo đảm đầu gối và vai thẳng ngang bằng nhau, lòng bàn chân hướng lên trên.

- Thực hiện động tác cần hít sâu, đưa hai tay về phía sau và sử dụng ngón tay giữ lấy gót chân.

- Nên còng lưng nhẹ, giữ cổ ở vị trí trung lập và giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 đến 60 giây.

3. Kapalbhati Pranayama (Bài tập thở làm sạch thùy trán)

Xoang về cơ bản là một vấn đề của đường hô hấp và mũi. Do đó, không có bài tập thở Pranayama sẽ không hoàn chỉnh. Kapalbhati Pranayama là kỹ thuật thở mang đến cho bạn sự tỉnh táo và một tinh thần minh mẫn nếu luyện tập thường xuyên. Bài tập thở này có tác dụng loại bỏ không khí độc hại ra khỏi cơ thể.

Kapalbhati Pranayama - Bài tập kiểm soát hơi thở trong yoga.

Kapalbhati Pranayama - Bài tập kiểm soát hơi thở trong yoga.

Cách thực hiện:

- Ngồi thoải mái trong tư thế hoa sen (bắt chéo hai chân tạo thành hình đài sen).

- Duỗi thẳng lưng, nhắm mắt lại và đặt bàn tay lên đầu gối.

- Nhắm mắt, hít thở chậm và thả lỏng cơ thể.

- Thực hiện thở ra mạnh mẽ bằng cách co cơ bụng của bạn, sau đó hít vào như bình thường, thư giãn cơ bụng. Không được nỗ lực trong việc hít vào.

- Thực hiện 10 lần thở ra nhanh, sau đó hít vào bình thường và thở ra sâu. Để hơi thở trở lại nhịp độ bình thường.

4. Bhastrika Pranayama (Bài tập thay đổi nhịp thở)

Bhastrika Pranayama là một kỹ thuật thở sâu trong yoga rất hiệu quả. Bài tập này sẽ giúp bạn làm sạch lỗ mũi và xoang, đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Bhastrika Pranayama là một bài tập thở sâu quan trọng trong yoga.

Bhastrika Pranayama là một bài tập thở sâu quan trọng trong yoga.

Cách thực hiện:

- Ngồi ở tư thế hoa sen, lưng thẳng, nhắm mắt lại và đặt bàn tay lên đầu gối.

- Hít một hơi thật sâu hết mức có thể để bơm đầy oxy cho phổi. Sau đó, thở mạnh ra.

- Lặp lại khoảng 5 – 10 lần.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 11 nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh xoang mũi.

Việt An - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm