Đây là dấu hiệu phổ biến nhưng không rõ ràng của tình trạng lượng đường trong máu cao, cảm thấy thực sự khát và cần uống nhiều nước hơn bình thường. Đi tiểu quá nhiều, được gọi là đa niệu, xảy ra khi glucose tích tụ trong máu và thận của bạn phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng glucose dư thừa. Nếu thận không thể theo kịp và điều chỉnh lượng đường trong máu để trở lại mức bình thường, bạn có thể bị mất nước và chóng mặt.
Nhiều người có lượng đường trong máu cao không được kiểm soát nhận thấy rằng họ đói hơn bình thường, làm họ ăn nhiều hơn. Mặc dù ăn nhiều hơn, nhưng lại có thể bị sụt cân mà không có lý do rõ ràng.
Vì cơ thể không nhận được năng lượng từ nguồn ưa thích là glucose nên nó phải chuyển sang cơ và mỡ. Khi cơ thể bắt đầu sử dụng cơ và mỡ để tạo năng lượng, bạn sẽ bị giảm cân. Ngoài những thay đổi về cân nặng và có cảm giác thèm ăn, bạn có thể nhận thấy cơ bắp của mình bị yếu đi.
Rất mệt mỏi là triệu chứng của lượng đường trong máu không được kiểm soát. Khi cơ thể không có đủ lượng insulin hoặc bị kháng insulin, đường sẽ ở trong máu thay vì đi vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Ngoài ra, đi tiểu thường xuyên có thể dẫn đến mất nước, đây có thể là một yếu tố góp phần gây ra mệt mỏi.
Bạn có thể nhận thấy mình bị nhìn mờ. Lượng đường trong máu cao có thể làm thấu kính phồng lên do chất lỏng rò rỉ vào. Điều này làm thay đổi hình dạng của thấu kính gây mờ mắt. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và bạn có thể thường xuyên bị đau đầu.
Các vết cắt, vết xước, vết bầm tím và các vết thương khác sẽ lành chậm hơn khi lượng đường trong máu không được kiểm soát. Bệnh tiểu đường gây tổn thương thần kinh và ảnh hưởng đến tuần hoàn, đặc biệt là ở cẳng chân và bàn chân, quá trình lành vết thương có thể chậm do không có đủ máu đến khu vực này. Ngay cả những vết thương nhỏ cũng dễ bị nhiễm trùng, thậm chí nghiêm trọng đến mức phải cắt cụt bàn chân. Bạn có thể nhận thấy chất dịch rỉ ra trên tất hoặc có mùi khó chịu nếu bị loét bàn chân.
Lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể gây tổn thương thần kinh, còn được gọi là bệnh thần kinh đái tháo đường. Bệnh gây ngứa ran hoặc thậm chí tê ở tay và chân. Một số người còn bị đau ở tay và chân, cơn đau thường nặng hơn vào ban đêm. Mặc dù bệnh lý thần kinh phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường trong một thời gian dài, nhưng ở những người mắc bệnh tiểu đường mà không kiểm soát vẫn có nguy cơ mắc bệnh này.
Những mảnh da thừa nhỏ, gọi là mụn thịt dư, có thể hình thành ở các nếp nhăn trên da, đặc biệt nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và đang cố gắng tìm cách kiểm soát cân nặng của mình. Những vùng da mềm, sẫm màu có thể hình thành ở sau cổ hoặc tay, nách, mặt hoặc các vùng khác. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng kháng insulin. Các vết phồng rộp, nhiễm trùng, khô, ngứa, đổi màu và các bất thường trên da đều có thể là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu cao. Các tình trạng như bệnh gai đen có thể được cải thiện bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu.
Tăng đường huyết có thể khiến bạn bị nhiễm trùng nấm sinh dục thường xuyên hơn. Do một loại nấm men có tên là Candida albicans. Ở nữ, các triệu chứng có thể bao gồm là ngứa âm đạo, mẩn đỏ hoặc đau nhức, đau khi quan hệ tình dục, đau hoặc khó chịu khi đi tiểu, tiết dịch âm đạo nhiều, bất thường.
Lượng đường trong máu cao sẽ có nhiều glucose hơn trong đường tiết niệu. Những người đàn ông không cắt bao quy đầu bị tăng đường huyết cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh nha chu là một biến chứng của bệnh tiểu đường. Nó cũng có thể làm bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn vì phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng là giải phóng nhiều glucose vào máu hơn.
Nước bọt của bạn có chứa glucose, và càng chứa nhiều thì càng có nhiều vi khuẩn kết hợp với thức ăn trong miệng hình thành mảng bám và gây bệnh nha chu. Các triệu chứng ban đầu có thể là nướu đỏ và viêm. Nếu không được điều trị, chúng có thể tiến triển thành viêm nha chu, có thể khiến nướu bị tụt, xuất hiện mủ hoặc vết loét, thậm chí là mất răng. Kiểm soát lượng đường trong máu và đi khám để ngăn ngừa tổn thương nướu và răng của bạn.
Ngày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.
Bệnh xơ cứng teo cơ một bên hay còn được gọi là ALS, là một bệnh về hệ thần kinh ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh trong não và tủy sống gây mất kiểm soát cơ. Bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Cùng tìm hiểu về bệnh lý xơ cứng teo cơ một bên qua bài viết sau đây!
Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.
Chức năng tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Các vi chất dinh dưỡng như i-ốt, selen, sắt, kẽm, đồng, magiê, vitamin A và vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hòa hormon tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Do vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.
Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác
Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.
Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !