Nếu bạn đang điều trị bệnh ung thư vú, việc chăm sóc xương chắc khỏe lại càng cần thiết hơn bởi theo các chuyên gia, một số phương pháp điều trị ung thư vú có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị mất xương, loãng xương và gãy xương. Có thể lấy ví dụ:
Mặc dù việc mất xương trong quá trình điều trị ung thư vú là không thể tránh khỏi nhưng bạn có thể thực hiện các bước để làm chậm quá trình này. Dưới đây là bảy cách để giữ cho xương của bạn chắc khỏe trong quá trình điều trị ung thư vú.
1. Dùng thuốc theo toa bác sĩ khuyên dùng
Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc nhắm mục tiêu giúp tăng cường sức mạnh của xương trong quá trình điều trị ung thư vú. Theo nghiên cứu từ năm 2015, bisphosphonates là một nhóm thuốc có thể giúp giảm tình trạng mất xương và nguy cơ gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh mắc bệnh dương tính với thụ thể estrogen được dùng thuốc ức chế aromatase.
Các thuốc thuộc nhóm Bisphosphonates bao gồm:
Raloxifene (sản phẩm trên thị trường là Evista) là một loại thuốc khác mà bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn bổ sung. Raloxifene là một bộ điều biến thụ thể estrogen chọn lọc được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa loãng xương ở những người sau mãn kinh. Và thuốc denosumab có thể làm giảm nguy cơ biến chứng xương do ung thư vú giai đoạn tiến triển.
2. Bài tập chịu lực và bài tập kháng lực
Bài tập chịu trọng lượng là bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi bạn phải đứng trên đôi chân của mình, với xương hỗ trợ trọng lượng của bạn. Loại bài tập này buộc bạn phải hoạt động chống lại trọng lực, giúp xương chắc khỏe hơn. Ví dụ về các bài tập chịu lực bao gồm:
Bên cạnh đó thì các bài tập tăng sức đề kháng, chẳng hạn như nâng tạ cũng rất tốt trong việc hỗ trợ sức khỏe xương, giúp xương chắc khỏe. Một đánh giá có hệ thống năm 2017 đã tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng tập thể dục có thể góp phần bảo vệ sức khỏe xương cho phụ nữ tiền mãn kinh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Một nghiên cứu bổ sung được công bố vào năm 2021 cho thấy duy trì tập thể dục kéo dài 12 tháng dành đã giúp cho phụ nữ tiền mãn kinh bị ung thư vú giai đoạn đầu ngăn ngừa mất xương trong 3 năm.
Để có sức khỏe xương tối đa, hãy kết hợp giữa thể dục nhịp điệu và các bài tập tăng sức bền ít nhất 3 đến 4 ngày mỗi tuần trong 30 đến 60 phút. Điều này cũng sẽ giúp bạn đáp ứng các hướng dẫn tập thể dục tối thiểu được khuyến nghị là 150 đến 300 phút tập luyện cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động thể chất cường độ mạnh mỗi tuần.
3. Nạp đủ vitamin D và canxi
Lượng vitamin D và canxi rất quan trọng trong quá trình điều trị ung thư vú. Bạn có thể nhận vitamin D từ thực phẩm bổ sung và chế độ ăn uống, cũng như qua da dưới ánh nắng mặt trời. Nhìn chung, các chuyên gia khuyến nghị nên tiêu thụ 600 IU vitamin D mỗi ngày đối với những người dưới 70 tuổi và 800 IU mỗi ngày sau 70 tuổi. Ngoài ra, bất cứ ai từ 19 đến 30 tuổi nên bổ sung 1.000 mg canxi mỗi ngày. Và phụ nữ từ 51 đến 70 tuổi nên bổ sung tối thiểu 1.200 mg canxi mỗi ngày.
Ngoài thực phẩm bổ sung và ánh nắng mặt trời, bạn có thể bổ sung nguồn vitamin D trong chế độ ăn uống thông qua các thực phẩm như:
Và ngoài các chất bổ sung, các nguồn thực phẩm bổ sung canxi tốt bao gồm:
4. Ăn chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng
Ăn một chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng với đầy đủ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có thể giúp hỗ trợ sức khỏe của xương trong quá trình điều trị ung thư vú. Theo khuyến cáo, chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng bao gồm:
5. Trao đổi với bác sĩ về việc cai thuốc lá nếu cần
Nếu bạn hút thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ về chương trình cai thuốc lá. Bỏ hút thuốc là rất quan trọng, đặc biệt là khi đang điều trị ung thư vú. Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa việc sử dụng thuốc lá có ảnh hưởng đến việc giảm mật độ xương. Hút thuốc lá được coi là một yếu tố nguy cơ gây loãng xương và gãy xương. Theo Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, hút thuốc cũng khiến vết gãy chậm lành hơn do tác hại của nicotin đối với các tế bào tạo xương.
6. Giảm lượng rượu uống vào
Tiêu thụ quá nhiều rượu có thể có tác động bất lợi đến xương và sức khỏe của bạn. Nghiên cứu năm 2019 cho thấy rượu có thể ảnh hưởng đến độ dày và độ chắc khỏe của xương. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người uống 1 đến 2 ly rượu mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao gấp 1,34 lần so với những người không uống rượu. Vì vậy, nếu bạn tiêu thụ nhiều hơn một đồ uống có cồn mỗi ngày, hãy cân nhắc giảm số ngày uống hoặc cắt giảm lượng tiêu thụ hàng ngày. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ về các cách cắt giảm, đặc biệt vì nó liên quan đến kế hoạch điều trị của bạn.
7. Kiểm tra đánh giá mật độ xương định kì
Đánh giá chính xác sức khỏe xương của bạn trước khi bắt đầu điều trị ung thư vú là điều cần thiết. Bằng cách đó, bác sĩ sẽ có cách để đo lường bất kỳ tổn thất nào bạn có thể gặp phải. Bạn nên kiểm tra mật độ xương trước khi điều trị và sau đó cứ 1 đến 2 năm một lần trong quá trình điều trị.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.