Sữa đậu nành là thức uống có giá trị dinh dưỡng cao.
Hàm lượng dinh dưỡng của sữa đậu nành
Các chế phẩm từ sữa động vật, phổ biến nhất là sữa bò, luôn được coi là nguồn calci và vitamin D cần thiết cho sức khỏe xương. Tuy nhiên, nếu bạn không thể sử dụng sữa bò thì sữa đậu nành sẽ là lựa chọn thay thế tốt nhất.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sữa đậu nành là chế phẩm từ thực vật thay thế sữa duy nhất đáp ứng được các tiêu chí của sữa. TS. Connie Weaver – Giáo sư nổi tiếng trong lĩnh vực khoa học dinh dưỡng tại Đại học San Diego (Mỹ) cho hay, sau khi được bổ sung calci, sữa đậu nành có giá trị dinh dưỡng không kém sữa bò. Sữa đậu nành còn có hàm lượng protein, kali và magne đáng kể.
Sữa đậu nành cũng là loại sữa hạt duy nhất được nghiên cứu có thể giúp hấp thu calci hiệu quả. Tỷ lệ hấp thụ calci trong sữa đậu nành được bổ sung calcium carbonate và sữa bò là tương đương nhau. Sữa đậu nành được bổ sung tricalcium phosphate sẽ có tỷ lệ thấp hơn, nhưng vẫn là nguồn calci tốt cho sức khỏe.
Chuyên gia dinh dưỡng Sherry Gray – Đại học Connecticut (Mỹ) khuyến cáo, khi mua sữa đậu nành dùng thay sữa bò, bạn nên chọn sản phẩm được bổ sung cả calci và vitamin D. Ưu tiên chọn sản phẩm không chứa đường phụ gia. Khi đó, sữa đậu nành có thành phần dinh dưỡng protein, vitamin A, vitamin D và calci gần giống với sữa bò nhất.
Sữa đậu nành có phải thực phẩm “siêu chế biến”?
Quá trình sản xuất sữa đậu nành sẽ bổ sung thêm vitamin D và calci nhằm cải thiện giá trị dinh dưỡng.
Theo hệ thống phân loại chế độ dinh dưỡng NOVA, thực phẩm "siêu chế biến" (Ultra-processed food) là các thực phẩm đã qua nhiều quy trình chế biến, được thêm nhiều phụ gia và có thể ăn liền.
Nhiều nghiên cứu lo ngại, thực phẩm siêu chế biến làm tăng nguy cơ mắc ung thư và đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, theo TS. B.Pam Ismail – Giáo sư tại Đại học Minnesota, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Protein Thực vật, việc xếp đồ uống từ thực vật, sữa hạt như sữa đậu nành cùng nhóm với kẹo hay nước có gas không phải là cách phân loại chính xác.
Sản xuất sữa đậu nành cần tới nhiều quy trình công nghiệp, nhưng đây là biện pháp cần thiết để sữa trở thành thức uống an toàn và dinh dưỡng. Trái lại, các thực phẩm “siêu chế biến” khác thường được thêm đường, chất béo không lành mạnh, phụ gia nhân tạo có hại cho sức khỏe nếu dùng thường xuyên.
Sữa đậu nành là lựa chọn phù hợp cho người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc quan tâm tới việc bảo vệ động vật. Với người dị ứng với đậu nành, sữa bò vẫn là thức uống tốt hơn. TS. Ismail nhấn mạnh, không sản phẩm nào có thể đem lại hương vị hay giá trị dinh dưỡng tương đương với sữa bò.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Người bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành hay không?
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.