Mắc COVID-19 có thời gian phục hồi bệnh lâu hơn các bệnh do virus ở đường hô hấp khác
Theo một nghiên cứu trên toàn bộ 2.900 người mắc COVID-19 tại bang NSW của Australia có: 20% người bệnh hết hoàn toàn triệu chứng sau 10 ngày, 60% hết sau 20 ngày, 80% hết sau 30 ngày, 91% hết sau 60 ngày, 93% hết sau 90 ngày và 96% hết sau 120 ngày (đây là tỉ lệ cộng dồn). Người càng lớn tuổi, có bệnh nền và nữ giới có xu hướng phục hồi chậm hơn.
Qua đây cho thấy, bệnh COVID-19 có thời gian phục hồi bệnh lâu hơn các bệnh do virus ở đường hô hấp khác. Lý giải điều này là do trong quá trình bệnh, virus làm ảnh hưởng đến tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể, vì thế cần phải có thời gian để hồi phục.
Ngoài ra, quá trình nhập viện, các tác động trong quá trình cách ly, điều trị cũng góp phần vào việc chậm hồi phục ở người bệnh.
Thời gian mắc bệnh cấp tính trung bình của bệnh COVID-19 là 4 tuần. Tuy nhiên, nếu người bệnh còn triệu chứng sau 4 tuần thì gọi là mắc COVID-19 kéo dài (Long COVID-19) tức là vẫn còn trong giai đoạn bệnh. Người bệnh nếu còn triệu chứng sau 3 tháng thì gọi là hậu COVID-19 (Post COVID-19).
Tuy nhiên, tên gọi và các mốc thời gian này vẫn còn có sự khác nhau giữa các quốc gia và các tổ chức. Do đó vẫn cần thời gian nghiên cứu tiếp, vì bệnh này cũng khá mới với nhân loại.
Các triệu chứng thường gặp khi mắc COVID-19.
Trong thời gian COVID-19 kéo dài, rất nhiều triệu chứng khác nhau có thể xảy ra. Nhưng những triệu chứng thường gặp bao gồm: Mệt mỏi, khó thở, khó tập trung, hay suy nghĩ và ho.
Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: Mất ngủ, chóng mặt, đau khớp, đau ngực, tim đập nhanh, trầm cảm, lo lắng, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn… Triệu chứng có thể diễn tiến ngay từ đầu và không khỏi, cũng có thể hết rồi xuất hiện lại hoặc xuất hiện mới trong giai đoạn này.
Hiểu biết diễn tiến bệnh để yên tâm, vì bệnh này có thể có một số triệu chứng bệnh kéo dài và cần thời gian dài hơn để hồi phục so với bệnh khác. Ngược lại, người bệnh phải đi khám nếu có bất cứ dấu hiệu nặng hoặc bất thường nào như khó thở ngày càng nặng hơn, đau ngực, ho ra máu, sụt cân, tim đập nhanh, phù…
Các giai đoạn của bệnh COVID-19 Hiểu được các giai đoạn quan trọng của bệnh giúp người bệnh tránh hoang mang, lo lắng nhưng đồng thời cũng tìm kiếm sự hổ trợ, điều trị và nhập viện kịp thời. Thời gian ủ bệnh: Trung bình trong vòng 5 ngày: Từ lúc tiếp xúc đến lúc phát ra triệu chứng đầu tiên. Thời gian lây lan: Đỉnh tải virus cao nhất, bắt đầu khoảng từ 1 ngày trước khi có triệu chứng và đạt đỉnh trong tuần đầu tiên. Đây là thời gian người bệnh dễ lây lan cho người khác nhất. Do đó, ngay từ khi có bất cứ triệu chứng nào giống cảm cúm kèm với yếu tố dịch tễ thì nên thận trọng cách ly với người khác ngay. Giai đoạn bệnh nhẹ và trung bình (Mild-Moderate illness): Trong giai đoạn này, bệnh và các triệu chứng là kết quả tác động trực tiếp của virus lên cơ thể. Bệnh sẽ có các triệu chứng giống cảm cúm nặng nhưng không suy hô hấp, do đó có thể điều trị tại nhà bằng hình thức khám bệnh từ xa. Các triệu chứng đạt đỉnh vào ngày thứ 4 đến thứ 6. Bệnh có thể dừng lại ở giai đoạn này mà không diễn tiến sang giai đoạn nặng. Nếu không có diễn tiến sang giai đoạn nặng thì triệu chứng sẽ giảm dần và thoái lui sau khoảng 10 ngày. Giai đoạn bệnh nặng (Severe illness): Một số ít người bệnh có thể chuyển sang giai đoạn nặng (người béo phì, bệnh nền, cao tuổi). Giai đoạn này thường bắt đầu từ ngày thứ 7 (có thể sớm là 4 ngày hoặc trễ là 8 ngày). Trong giai đoạn này, các triệu chứng là kết quả của sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch của chính cơ thể. Các triệu chứng của giai đoạn này đặc trưng là thêm các triệu chứng suy hô hấp như khó thở, giảm SpO2 và tăng nhịp thở. Ở giai đoạn này, người bệnh cần nhập viện, sẽ được hỗ trợ oxy và các phương pháp điều trị khác. Bệnh có thể dừng ở giai đoạn này mà không chuyển sang giai đoạn rất nặng. |
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Chăm sóc người thân mắc COVID-19 tại nhà.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.