Nhiều người cho rằng chưng nước dừa tươi với gừng và đường phèn giúp người bệnh Covid-19 hồi phục. Theo tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Thành Triết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3, hiện chưa có nghiên cứu cũng như bằng chứng nào cho thấy từng loại riêng lẻ hay sự phối hợp của ba nguyên liệu này sẽ cho một tác dụng đặc hiệu nào đó đối với nCoV.
Dừa ở dạng tự nhiên là một loại đồ uống giải khát và bổ dưỡng. Nước dừa chứa nhiều cytokinin là một nhóm thuộc về hormone thực vật, bao gồm kinetin, trans-zeatin, dihydrozeatin, các gibberellins... Những chất này có tác dụng chống lão hóa, hỗ trợ ngăn ngừa các yếu tố gây ung thư và chống đông máu.
"Các vi chất dinh dưỡng khác trong nước dừa như kali, natri, canxi, magne, selen, đồng, kẽm,... cho thấy đây là một thức uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải của cơ thể bị mất đi khi bài tiết qua mồ hôi cũng như duy trì một số chức năng khác", dược sĩ Triết chia sẻ.
Nước dừa còn chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C... Đây là các chất đóng vai trò quan trọng vào quá trình xúc tác một số phản ứng hóa sinh, góp phần duy trì chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.
Nước dừa có thể xem là một vị thuốc có tác dụng hạ cholesterol, trị sỏi thận, kích thích miễn dịch, kích thích sinh sản, bù nước trong trường hợp tiêu chảy hay luyện tập thể thao. Thường xuyên uống nước dừa cũng có hiệu quả trong kiểm soát tăng huyết áp, phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Hiện rất ít tác dụng phụ của nước dừa được ghi nhận. Tuy nhiên do là thức uống rất giàu kali nên những người tiểu đường hay suy thận, đang uống các thuốc giữ kali tránh uống quá nhiều vì có thể gây tình trạng tăng kali huyết. Nước dừa rất ít natri nên những người mắc bệnh xơ nang (bệnh di truyền gây tăng tiết mồ hôi, chất nhầy) không nên sử dụng như một phương pháp để tăng lượng natri huyết.
Dược sĩ Triết lưu ý người huyết áp thấp hoặc trước khi phẫu thuật ít nhất hai tuần cũng không nên uống nước dừa vì có thể ảnh hưởng nhiều đến huyết áp. Uống một lượng lớn nước dừa có thể gây đầy bụng, khó chịu ở dạ dày.
Lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể. Tuy nhiên, dựa vào giá trị dinh dưỡng, các chuyên gia khuyên có thể uống 1 - 2 cốc nước dừa (khoảng 240 ml) mỗi ngày đối với một người trưởng thành khỏe mạnh. Các trường hợp có bệnh lý như huyết áp thấp, tiểu đường, suy thận hoặc có rối loạn điện giải cần thận trọng và cần hỏi ý kiến của chuyên gia.
Gừng là gia vị có mùi thơm, vị cay, tính ấm. Mùi và hương vị đặc trưng của gừng là do hỗn hợp của chất nhựa cay (chủ yếu là zingerone, shogaol và gingerol) cùng các thành phần dễ bay hơi trong tinh dầu (chủ yếu là zingiberene, curcumene, zingiberenol, geraniol) chiếm 1-3% trọng lượng của gừng tươi. Gừng được sử dụng như một dược liệu làm thuốc với nhiều tác dụng như kháng viêm, chống dị ứng, kháng khuẩn, hạ đường huyết, ngăn ngừa ung thư.... Ngoài ra, gừng còn góp phần điều hòa hệ miễn dịch.
Theo Y học cổ truyền, gừng là một dược liệu quý có tác dụng làm ấm, chữa cảm lạnh, giảm đau, chống nôn, kích thích tiêu hóa, trị đau bụng do hàn.
"Gừng cũng có một số tác dụng phụ được ghi nhận, sử dụng từ 6 g gừng trở lên một ngày có thể gây tiêu chảy nhẹ, nóng ngực, khó chịu ở dạ dày, bụi gừng cũng có thể gây dị ứng nếu hít phải. Ngoài ra gừng cũng có thể tương tác với thuốc chống đông như warfarin nếu sử dụng liều cao", dược sĩ Triết lưu ý.
Đường phèn được điều chế và kết tinh từ đường mía, thành phần chính là saccarose. Đường phèn thường được dùng để nấu chè, chế biến món ăn cũng như sử dụng trong một số bài thuốc dân gian chữa ho, viêm họng, bổ dưỡng. Tuy nhiên, thành phần chính của nó cũng giống với đường tinh luyện thông thường nên có thể ra một số vấn đề về sức khỏe như nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch và các bệnh về răng miệng.
Theo dược sĩ Nguyễn Thành Triết, từ phân tích trên, cho thấy có thể sử dụng bài thuốc phối hợp giữa nước dừa, gừng và đường phèn như một thức uống có tác dụng bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch nói chung như các loại nước uống dinh dưỡng khác một cách hợp lý. Cần chú ý đến liều lượng, các trường hợp cần thận trọng...
"Điều cần thiết là thực hiện một lối sống lành mạnh, cân bằng và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch để giúp tăng cường sức khỏe và bảo vệ bản thân trước đại dịch", dược sĩ Triết khuyến cáo.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Cập nhật mới nhất về phương pháp điều trị COVID-19: Những gì đã biết.
Uống đủ nước, ngủ đủ giấc, sử dụng thực phẩm giàu iod, tránh căng thẳng…là những cách giúp bạn kiểm soát hoặc ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp hiệu quả.
Tình trạng rối loạn lo âu có thể dẫn tới các triệu chứng như căng thẳng, khó tập trung, run tay và căng cơ. Đặc biệt, nếu bản thân bạn đã gặp phải các tình trạng gây run tay, lo lắng quá mức sẽ càng khiến các cơn run trở nên rõ rệt, nghiêm trọng hơn.
Thuốc kháng sinh là loại thuốc quan trọng, giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhưng những loại thuốc theo toa này có thể gây ra vấn đề với các tình trạng tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp (RA).
Nghiên cứu mới ở Mỹ cho biết, anh chị cả (con đầu lòng) hoặc con một trong nhà, dễ bị trầm cảm và rối loạn lo âu ở trẻ em từ khi 8 tuổi.
Cho dù pháp luật chưa cho phép buôn bán và sử dụng, thuốc lá điện tử vẫn xuất hiện tràn lan trên thị trường. Loại thuốc lá này chứa nhiều độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại được giới trẻ ưa thích sử dụng và đang có chiều hướng gia tăng.
Bí mật đằng sau việc chỉ ăn trái cây vào buổi tối: Tại sao nó lại không tốt như bạn nghĩ?
Bệnh loãng xương là tình trạng mất khối lượng và chất lượng xương. Theo thống kê của Quỹ loãng xương quốc gia Hoa Kỳ, bệnh ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người tại Hoa Kỳ, trong đó 80% là phụ nữ.
Nghiên cứu cho thấy, năm 44 tuổi và 60 tuổi là hai mốc thời gian khiến cơ thể người lão hóa nhanh chóng. Vì thế ngay từ sớm, người ngoài 40 tuổi cần tập thể dục kháng lực để đẩy lùi tốc độ lão hóa.