Ngoài những biện pháp này, FDA đã phê duyệt một số phương pháp điều trị được sử dụng cho những người nhiễm COVID-19 nhập viện và các loại thuốc khác để hạn chế sự phát triển COVID-19 ở những người không phải nhập viện nhưng có nguy cơ phát triển bệnh nặng. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để phát triển các biện pháp điều trị khác hiệu quả hơn.
Những liệu pháp điều trị nào có thể giúp ích với những người nhiễm COVID-19 nặng trước khi nhập viện?
Vào tháng 11 năm 2020, FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho 2 phương pháp điều trị kháng thể đơn dòng là bamlanivimab do Eli Lily sản xuất và kết hợp casirivimab và imdevimab do Regeneron sản xuất. Cả 2 phương pháp này đã được chấp nhận sử dụng cho người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi nhiễm COVID-19 nhẹ và vừa, không nhập viện nhưng có nguy cơ phát triển COVID-19 nặng hoặc có nguy cơ phải nhập viện. Ở những bệnh nhân này, các phương pháp điều trị được cấp phép sử dụng có thể làm giảm nguy cơ nhập viện và số lần cấp cứu. Hai phương pháp này đều cần phải được truyền tĩnh mạch sau khi phát triển các triệu chứng COVID-19.
Nếu bạn đang hồi phục tại nhà, có thể áp dụng thêm các biện pháp sau đây:
Những loại thuốc bác sĩ có thể sử dụng cho người nhiễm COVID-19 phải nhập viện?
Dexamethasone
Rất nhiều bác sĩ, bao gồm cả các bác sĩ tại Mỹ đã điều trị cho các bệnh nhận COVID-19 rất nặng bằng corticosteroid từ khi đại dịch mới diễn ra. Việc điều trị này là có ý nghĩa với những bệnh nhân đã phát triển phản ứng siêu miễn dịch (cơn bão cytokine) với việc nhiễm virus. Trong những trường hợp này, chính phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch sẽ làm tổn thương phổi và các cơ quan khác và dẫn đến tử vong.
Dexamethasone và các loại thuốc corticosteroid khác (như prednisone, methylprednisolone) là những loại thuốc chống viêm rất mạnh nhưng lại rất sẵn có và có giá thành không quá cao.
Theo hướng dẫn điều trị COVID-19 tại Anh, khuyến cáo sử dụng dexamethasone với một số bệnh nhân nhập viện nhiễm COVID-19 nặng. Khuyến cáo này dựa trên kết quả của thử nghiệm RECOVERY. Trong thử nghiệm này, hơn 6000 bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhập viện sẽ được ngẫu nhiên điều trị bằng dexamethasone hoặc phương pháp điều trị tiêu chuẩn. Những bệnh nhân cần thở oxy hoặc sử dụng máy thở được điều trị bằng dexamethasone giảm được nguy cơ tử vong trong vòng 28 ngày so với những người nhận điều trị tiêu chuẩn. Dexamethasone không có lợi ích gì ở những người bệnh nhẹ, không cần hỗ trợ hô hấp.
Tocilizumab
FDA cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp với tocilizumab (Actemra) để điều trị người trưởng thành, người cao tuổi và trẻ em trên 2 tuổi nhập viện và phải sử dụng corticosteroid hệ thống như dexamethasone và những người cần phải thở oxy, thở máy hoặc bắc cầu tim phổi hay còn gọi là ECMO. Tocilizumab là một kháng thể đơn dòng, đã được FDA chấp nhận sử dụng để điều trị nhiều bệnh miễn dịch.
Một số người bệnh COVID sẽ bị nặng hơn do phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể với tình trạng nhiễm virus (cơn bão cytokine). Khi tình trạng này xảy ra, cơ thể sẽ sản xuất quá mức IL-6, một loại protein tham gia vào quá trình gây viêm ở các tế bào phổi. Tocilizumab sẽ ngăn chặn hoạt động của các yếu tố IL-6, do đó là, giảm phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch.
Khuyến cáo này của FDA dựa trên bằng chứng từ 4 thử nghiêm lâm sàng trên những bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhập viên, so sánh việc sử dụng tocilizumab cùng với việc chăm sóc thường quy với người bệnh COVID-19 (bao gồm cả việc sử dụng corticosteroid) với việc chỉ chăm sóc thông thường. Sau 28 ngày theo dõi, tocilizumab kết hợp với chăm sóc thường quy sẽ làm giảm nguy cơ tử vong và nguy cơ sử dụng máy thở, đồng thời làm giảm thời gian nằm viện của người bệnh, so sánh với việc chỉ chăm sóc thông thường. Tocilizumab không được cấp phép sử dụng ở người bệnh COVID-19 không phải nhập viện.
Remdesivir
Vào tháng 10 năm 2020, FDA đã cấp phép sử dụng thuốc kháng virus remdesivir để điều trị COVID-19. Thuốc có thể được sử dụng để điều trị cho người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi, có cân nặng ít nhất là 40kg và phải nhập viện vì COVID-19. Các thử nghiệm lâm sàng gợi ý rằng ở những người bệnh này, remdesivir có thể đẩy nhanh thời gian hồi phục của bệnh nhân ở mức độ vừa phải
Baricitinib phối hợp với remdesivir
Vào tháng 11 năm 2020, FDA cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với việc sử dụng Baricitinib phối hợp với remdesivir ở người trưởng thành, người cao tuổi và trẻ em trên 2 tuổi nhập viện và cần thở máy. Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng về việc ủng hộ sử dụng liệu pháp này thay vì sử dụng dexamethasone cùng với remdesivir hoặc không.
Thuốc chống đông máu
Gần như tất cả bệnh nhân nhập viện do COVID-19 đều cần được sử dụng thuốc để dự phòng hình thành cục máu đông. Các bác sĩ thường sẽ kê heparin liều thấp hoặc enoxaparin. Tuy nhiên, một số bệnh nhân sẽ cần sử dụng đủ liều thuốc chống đông nếu người bệnh đã từng bị đông máu hoặc có nguy cơ hình thành cục máu đông. Bác sĩ sẽ cân đối giữa nguy cơ của việc chảy máu để kê liều thuốc phù hợp.
Các kháng thể đơn dòng có thể giúp điều trị COVID-19 được không?
Sử dụng kháng thể đơn dòng để điều trị COVID-19 đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp bởi FDA. Phương pháp này có thể được sử dụng để điều trị người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi không phải nhập viện, có triệu chứng từ nhẹ đến vừa và dương tính với COVID-19 và những người có nguy cơ bệnh COVID-19 sẽ tiến triển nặng. Trong số đó bao gồm cả những người trên 65 tuổi, những người bị béo phì và những người mắc bệnh mạn tính. Các nghiên cứu mới đây gợi ý rằng điều trị bằng kháng thể đơn dòng có thể giúp cứu sống một nhóm các bệnh nhân nhập viện vì COVID-19.
Các kháng thể đơn dòng là phiên bản nhân tạo của các kháng thể mà cơ thể sản xuất ra một cách tự nhiên để chống lại các tác nhân lạ xâm nhập, ví dụ như virus SARS – CoV-2. Ba biện pháp được FDA chấp nhận sử dụng đều tấn công protein spike của corona virus, khiến virus khó bám dính và tấn công vào các tế bào của con người hơn.
Ba biện pháp điều trị kháng thể đơn dòng đã được FDA cấp phép sử dụng bao gồm: phối hợp casirivimab và imdevimab được gọi là REGN-COV do Regeneron sản xuất, phối hợp bamlanivimab và etesevimab do Eli Lilly sản xuất và sotrovimab do GlaxoSmithKline sản xuất. Những biện pháp điều trị này cần được truyền tĩnh mạch tại các phòng khám hoặc bệnh viện. Những biện pháp điều trị này không được sử dụng cho bệnh nhân COVID-19 đang nằm viện hoặc những người đang thở máy.
Tuy nhiên, một nghiên cứu xuất bản tháng 6 năm 2021 chỉ ra rằng sử dụng kháng thể đơn dòng đối với bệnh nhân COVID-19 nhập viên không có đáp ứng miễn dịch tự thân là rất hứa hẹn. Nghiên cứu này so sánh kháng thể đơn dòng của Regeneron với chăm sóc thường quy so với việc chăm sóc thường quy ở bệnh nhân nhập viện vì COVID-19. Ở những người mà cơ thể không thể tự tạo ra kháng thể chống COVID-19, điều trị bằng kháng thể đơn dòng giúp làm giảm nguy cơ tử vong 20%. Kháng thể đơn dòng không có lợi đối với những người bệnh mà cơ thể đã tạo ra kháng thể để chống lại virus.
Kháng thể đơn dòng có thể được sử dụng phối hợp với corticosteroid như dexamethasone để làm giảm đáp ứng miễn dịch ở người bệnh nhập viện có xuất hiện cơn bão cytokine.
Sử dụng huyết tương dưỡng bệnh
Khi những người đã nhiễm COVID-19 hồi phục, máu của họ sẽ có chứa kháng thể mà cơ thể tạo ra để chống lại corona virus và giúp họ khỏe hơn. Kháng thể này sẽ có mặt trong huyết tương, một thành phần của máu.
Huyết tương dưỡng bệnh, về cơ bản là sử dụng huyết tương từ những bệnh nhân đã khỏi bệnh, là phương pháp đã được sử dụng từ hơn 100 năm nay để điều trị nhiều tình trạng bệnh khác nhau, từ sởi, đậu mùa, thủy đậu cho đến bệnh SARS. Phương pháp này được cho là an toàn.
Vào tháng 8 năm 2020, FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho việc sử dụng huyết tương dưỡng bệnh ở người bệnh nhiễm COVID-19 phải nhập viện. Một nghiên cứu nhỏ nhưng có thiết kế chặt chẽ được xuất bản trên tạp chí New England Journal of Medicine tháng 1 năm 2021 trên những bệnh nhân >65 tuổi và các tác giả đã sàng lọc lượng huyết tương dưỡng bệnh có chứa lượng kháng thể cao. Các tác giả chỉ ra rằng những người bệnh được nhận huyết tương dưỡng bệnh trong vòng 3 ngày sau khi có triệu chứng sẽ giảm 48% nguy cơ phát triển bệnh theo hướng nặng lên so sánh với những người sử dụng giả dược. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác xuất bản trên JAMA trên 1060 người nhiễm COVID-19 được sử dụng huyết tương dưỡng bệnh, giả dược hoặc điều trị tiêu chuẩn. So sánh với 2 nhóm còn lại, nhóm sử dụng huyết tương dưỡng bệnh không cải thiện nguy cơ tử vong, thời gian nằm viện hoặc nhu cầu thở máy.
Ai có thể hiến huyết tương để hỗ trợ điều trị COVID-19?
Để hiến được huyết tương, người bệnh cần đảm bảo nhiều tiêu chuẩn: họ cần phải đã được xét nghiệm dương tính với COVID-19, đã hồi phục, không có triệu chứng trong vòng 14 ngày vừa qua, gần đây âm tính với COVID-19 và có hàm lượng kháng thể đủ lớn trong huyết tương. Người cho và người nhận cũng cần có nhóm máu tương đồng, người cho cũng cần được tiến hành các xét nghiệm về máu khác, ví dụ như xét nghiệm HIV để đảm bảo an toàn. Một người hiến tặng có thể sản xuất đủ huyết tương giúp điều trị 3 bệnh nhân. Hiến tặng huyết tương không làm suy giảm hệ miễn dịch của người hiến và cũng không làm người hiến dễ bị nhiễm lại virus trong tương lai.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tập thể thao sau khi tiêm vaccine COVID-19: nên hay không?
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.