Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Favipiravir (Avigan) có tiềm năng điều trị COVID-19 ở mức độ nào?

Gần đây, có nhiều thông tin trên các phương tiện truyền thông xung quanh việc sử dụng thuốc Favipiravir (tên biệt dược: Avigan) của Nhật Bản có tác dụng chống lại virus SARS-CoV-2 – virus gây ra đại dịch COVID-19. Favipiravir hiện tại chưa được Cục quản lý Dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận tại Mỹ, song các nghiên cứu lâm sàng tại Trung Quốc và Ấn Độ đã kết luận tiềm năng của loại thuốc này. Hiện nay, thuốc được phê chuẩn tại một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga.

Mới đây, Viện Hóa học Việt Nam vừa thông báo đã nghiên cứu thành công phương pháp mới trong việc tổng hợp thuốc Favipiravir trong điều trị COVID-19 trong phòng thí nghiệm. Theo GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến - Viện trưởng Viện Hóa học, được sự chỉ đạo của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hóa học đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp thuốc điều trị virus SARS-CoV-2. Viện Hóa học đã nghiên cứu thành công phương pháp mới, hiệu quả tổng hợp thuốc Favipiravir trong phòng thí nghiệm.

Favipiravir là thuốc có cơ chế hoạt động tương tự như Remdesivir nhưng được sử dụng ở đường uống và lần đầu tiên được sử dụng chống virus SARS-CoV-2 ở Vũ Hán. Kết quả nghiên cứu của này của Viện góp phần vào nỗ lực chung của các nhà khoa học Việt Nam trong nghiên cứu thuốc, vaccine và sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Thuốc Favipiravir

Favipiravir là một loại thuốc kháng virus đường uống phổ rộng, hoạt động bằng cách ức chế chọn lọc RNA polymerase phụ thuộc RNA và giai đoạn nhân lên của virus. Thuốc đang được thử nghiệm trong nhiều thử nghiệm lâm sàng trên toàn cầu. Theo kết quả ban đầu từ thử nghiệm giai đoạn 3 của công ty dược phẩm Glenmark Pharmaceuticals tại Ấn Độ cho thấy, những bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình khi sử dụng thuốc có khả năng thanh thải virus nhanh hơn 28,6% so với những bệnh nhân đối chứng.

Thử nghiệm lâm sàng về thuốc Favipiravir tại Ấn Độ

Trong thử nghiệm giai đoạn 3 của thuốc, các bệnh nhân trong nhóm được sử dụng favipiravir được uống viên nén với hàm lượng 3600 mg vào ngày đầu tiên, và uống viên nén hàm lượng 800 mg vào ngày thứ hai hoặc muộn hơn, trong tối đa 14 ngày bên cạnh việc chăm sóc hỗ trợ tiêu chuẩn của bệnh nhân mắc COVID-19. Tổng cộng có 90 bệnh nhân được xếp vào nhóm bệnh nhẹ, trong khi 60 bệnh nhân được xếp vào nhóm bệnh mức trung bình. Đánh giá hiệu quả cuối cùng của thuốc chính là khả năng ảnh hưởng lên tốc độ thanh thải virus, và sau khi kết thúc nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những cải thiện về khả năng thanh thải virus nhanh hơn 28,6%.

Bên cạnh khả năng thanh thải virus nhanh hơn, nghiên cứu cũng đã ghi nhận khả năng chữa khỏi các triệu chứng lâm sàng nhanh hơn 40% so với các trường hợp không dùng thuốc. Ở ngày thứ 4 điều trị bằng Favipiravir, 69,8% bệnh nhân đã khỏi các triệu chứng lâm sàng so với 44,9% ở nhóm đối chứng. Hơn nữa, trong số những bệnh nhân gặp phải tiến triển xấu đi về mặt lâm sàng, những bệnh nhân được sử dụng favipiravir có thời gian trung bình tiến triển xấu dẫn đến bắt buộc có biện pháp hỗ trợ lâu hơn so với nhóm chứng trong lần can thiệp oxy hỗ trợ đầu tiên (5 ngày so với 2 ngày).

Thử nghiệm lâm sàng về thuốc Favipiravir tại Trung Quốc

Trong thử nghiệm lâm sàng tại Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng quốc gia về các bệnh truyền nhiễm tại Thâm Quyến, Trung Quốc cho thấy, thuốc giúp đào thải virus hiệu quả trong vòng 4 ngày.

Theo nghiên cứu, 35 bệnh nhân được xác định nhiễm COVID-19 đã được sử dụng 1600miligam thuốc Favipiravir theo 2 liều, bên cạnh sử dụng kèm interferon dạng hít trong ngày đầu tiên. Từ ngày thứ 2 trở đi, mỗi bệnh nhân được giảm liều xuống còn 600miligam và chia 2 lần mỗi ngày. Kết quả cho thấy, nhóm sử dụng Favipiravir mang đến khả năng cải thiện các triệu chứng trên phim chụp X-quang tốt hơn so với đối chứng (91,43% so với 62,22%). Bên cạnh đó, thuốc cũng có liên quan độc lập với sự thanh thải virus.

Tác dụng phụ của Favipiravir

Theo kết quả nghiên cứu tại Ấn Độ, Favipiravir được dung nạp tốt và không có tác dụng phụ nghiêm trọng cũng như không có trường hợp tử vong ở nhóm điều trị. Điều này tương tự như theo nghiên cứu tai Trung Quốc, khi thuốc có ít tác dụng phụ hơn so với nhóm chứng sử dụng các thuốc Lopinavir/Ritonavir.

Đã có 01 trường hợp tử vong xảy ra ở nhóm đối chứng và được xác nhận do bệnh cảnh lâm sàng do nhiễm COVID-19 trong nghiên cứu tại Ấn Độ. Các tác dụng ngoài mong muốn được báo cáo ở 35,6% bệnh nhân nhóm dùng thuốc favipiravir so với 8% ở nhóm đối chứng, nhưng hầu hết các tác dụng phụ đều ở mức độ nhẹ đến trung bình và không có tác dụng nào dẫn đến việc bắt buộc phải tạm ngừng để điều chỉnh liều lượng thuốc. Tác dụng ngoài mong muốn thường gặp nhất là tăng acid uric thoáng qua không triệu chứng.

Khả năng sử dụng trong lâm sàng

Hiện nay, Favipiravir và thậm chí là Remdesivir đã được đề xuất như một phương pháp thay thế cho liệu pháp điều trị COVID-19, tuy nhiên các báo cáo đang đa phần trên thí nghiệm cho dù cũng đã có một số báo cáo về ca bệnh lâm sàng thử nghiệm. Tính an toàn của thuốc vẫn chưa được hoàn toàn hiểu rõ. Các nghiên cứu về vaccine và thuốc vẫn đang được tiến hành và nhiều nghiên cứu khác nhau về mối liên quan gữa thuốc kháng virus và chủng virus corana vẫn đang được thực hiện đồng thời. Tuy nhiên, Favipiravir mang đến tiềm năng điều trị COVID-19, và việc làm chủ công nghệ sản xuất, tổng hợp mang đến cơ hội tốt để sử dụng trong điều trị trong tương lai.

Tham khảo thêm thông tin tại: Tuyên bố của WHO về phản ứng phụ khi tiêm vaccine COVID-19

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm