Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc

Uống thuốc đã trở thành thói quen hàng ngày của hàng triệu người trên thế giới. Và mặc dù có thể nhiều người biết rằng các loại thuốc có thể tương tác với nhau, nhưng nhiều người lại không biết rằng một số loại thực phẩm, đồ uống, thực phẩm chức năng cũng có thể ảnh hưởng đến các thuốc mà bạn đang uống

Những tương tác này có thể thay đổi hiệu quả của các loại thuốc, thậm chí đôi khi còn gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên, trên tất cả, hãy đảm bảo rằng bạn uống thuốc đúng giờ, đúng liều sẽ là yếu tố quan trọng hơn.

Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, đầu tiên và quan trọng nhất, đó là trao đổi với bác sĩ về bất cứ thứ gì bạn nên tránh khi dùng thuốc. Dưới đây là những thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng có thể bạn không để ý, nhưng có thể tạo ra các tương tác bất lợi với các loại thuốc phổ biến.

Bưởi chùm rất nổi tiếng vì có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc

Bưởi chùm là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời – vừa có lợi cho hệ miễn dịch, vừa có thể cải thiện sức khoẻ tim mạch. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý khi sử dụng bưởi chùm trong khi sử dụng các loại thuốc tăng huyết áp hoặc thuốc rối loạn nhịp tim. Vậy tại sao bưởi chùm lại tương tác với các loại thuốc khác? Theo một số nghiên cứu, bưởi chùm sẽ thay đổi cách một số tế bào trong ruột sử lý thuốc. Bưởi chùm có thể ảnh hưởng đến hơn 50 loại thuốc, trong đó một số thuốc sẽ trở nên mạnh hơn, một số thuốc khác sẽ trở nên yếu hơn. Mức độ nghiêm trọng của tương tác thuốc sẽ rất khác nhau, phụ thuộc vào từng người, loại thuốc và lượng nước ép bưởi chùm bạn đã uống.

Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể khiến thuốc kháng sinh kém hiệu quả hơn

Sữa được biết là có nhiều lợi ích với sức khoẻ và rất giàu dinh dưỡng ví dụ như canxi, sắt và nhiều chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, một trong số những vi chất này thực ra có thể làm nặng thêm các vấn đề sức khoẻ khi được phối hợp với một số loại thuốc. Các chế phẩm từ sữa có thể cản trở các loại kháng sinh như tetracycline, doxycycline và ciprofloxacin. Những loại kháng sinh này có thể sẽ gắn với canxi trong sữa, làm hình thành các hợp chất không tan trong dạ dày và đoạn trên ruột non, khiến cơ thể không hấp thu được. Điều này có nghĩa là kháng sinh có thể sẽ ít hiệu quả hơn. Các chuyên gia đồng ý rằng, các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai có thẻ làm giảm sự hấp thu của kháng sinh. Để tránh gặp phải các tác dụng phụ này, hãy cố gắng ăn 1-2 tiếng trước khi uống thuốc để tránh tương tác. Bạn không cần phải tránh sử dụng các sản phẩm từ sữa khi đang sử dụng kháng sinh, chỉ cần dành thời gian cho cơ thể để hấp thu 2 loại riêng biệt.

Caffein trong chocolate đen có thể tương tác với nhiều loại thuốc

Chocolate đen không chỉ ngon miệng mà còn chứa rất nhiều chất chống oxy hoá và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, FDA vẫn liệt chocolate đen vào loại thực phẩm nên thận trọng khi sử dụng. Chocolate đen có thể tương tác với nhiều loại thuốc, vì nhiều lý do khác nhau. Caffeine trong chocolate đen là yếu tố gây tương tác với nhiều loại thuốc ngủ phổ biến. Ngược lại, caffeine lại có thể làm tăng tác dụng của các thuốc kích thích. Sử dụng caffeine cùng với các thuốc ức chế MAOs cũng không phải là một ý tưởng hay vì các thuốc chống trầm cảm này có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao đến ngưỡng nguy hiểm.

Sử dụng rượu với nhiều loại thuốc có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ

Rất nhiều loại thuốc, bao gồm cả các thuốc không kê đơn, có cảnh báo trên nhãn về tương tác giữa rượu và thuốc, nhưng không phải tất cả mọi người đều đọc và coi trọng cảnh báo này. Uống rượu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc, và còn có thể gây nguy hiểm. Sự phối hợp này có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm cả việc quá liều thuốc và thậm chí là tử vong. Danh sách các thuốc có tương tác với rượu thì rất dài, từ các thuốc cảm cúm cho đến các thuốc chống lo âu hay kháng sinh, thuốc làm loãng máu, thuốc ngủ…v…v

Antihistamine có thể tương tác với các thuốc điều trị tăng huyết áp

Khi mùa dị ứng đến, rất nhiều người tìm đến các thuốc kháng histamine không kê đơn để làm giảm tình trạng sổ mũi, hắt hơi, ngứa mắt và chảy nước mắt. Tuy nhiên, các thuốc chống ngạt mũi, có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến những người bị tăng huyết áp hoặc các vấn đề về tim mạch. Ngoài việc thay đổi hiệu quả của một số loại thuốc huyết áp, tương tác này có thể gây ra những triệu chứng không mong muốn như buồn ngủ ban ngày. Nếu bạn bị tăng huyết áp hoặc các vấn đề về tim mạch, bạn nên tránh hoàn toàn sử dụng các thuốc chống ngạt mũi. Các thuốc chống ngạt mũi sẽ làm hẹp các mạch máu trong khoang mũi và trên khắp cơ thể, do vậy sẽ làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp. Ngoài ra, thuốc chống ngạt mũi còn kích thích giải phóng norepinephrine trong cơ thể, làm tăng huyết áp và nhịp tim. Nếu bạn bị dị ứng theo mùa và tăng huyết áp hoặc các vấn đề tim mạch, có những cách khác để làm giảm tình trạng dị ứng, ví dụ như châm cứu, rửa mũi bằng nước muối và sử dụng máy lọc không khí.

Rau có lá xanh có thể làm giảm hiệu quả các thuốc làm loãng máu

Rau có lá màu xanh đậm rất giàu vitamin và là một phần không thể thiếu được của một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh. Tuy nhiên, có một số báo cáo cho rằng rau có lá màu xanh đậm giàu vitamin K có thể làm giảm tác dụng của aspirin với máu. Ví dụ về các loại rau này bao gồm cải xoăn, bông cải xanh, rau chân vịt, cải bắp…Nếu bạn sử dụng thuốc điều trị cục máu đông, hãy lưu ý tới lượng rau giàu vitamin K mà bạn tiêu thụ hàng ngày.

Bổ sung sắt gây ảnh hưởng đến hấp thu của các loại thuốc khác

Sắt là một khoáng chất quan trọng cơ thể cần để tăng trưởng và phát triển. Sắt có vai trò vân chuyển oxy đi khắp cơ thể. Do đó, khi bạn bị thiếu sắt, bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng bổ sung vên sắt. Tuy nhiên, trước khi bổ sung viên sắt, bạn cần biết tương tác của viên sắt với các loại thuốc khác. Viên sắt có thể khiến một số thuốc hoạt động không hiệu quả: tetracycline, peniciline, ciprofloxacin và các thuốc điều trị suy giáp, Parkinson và động kinh. Ngoài ra các thuốc làm giảm acid dạ dày có thể vẫn sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt. Để làm giảm sự tương tác này, bạn nên đợi khoảng 2 tiếng giữa những lần uống thuốc và viên sắt.

Sắt là một khoáng chất quan trọng cơ thể cần để tăng trưởng và phát triển. Sắt có vai trò vân chuyển oxy đi khắp cơ thể. Do đó, khi bạn bị thiếu sắt, bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng bổ sung vên sắt. Tuy nhiên, trước khi bổ sung viên sắt, bạn cần biết tương tác của viên sắt với các loại thuốc khác. Viên sắt có thể khiến một số thuốc hoạt động không hiệu quả: tetracycline, peniciline, ciprofloxacin và các thuốc điều trị suy giáp, Parkinson và động kinh. Ngoài ra các thuốc làm giảm acid dạ dày có thể vẫn sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt. Để làm giảm sự tương tác này, bạn nên đợi khoảng 2 tiếng giữa những lần uống thuốc và viên sắt. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về các loại thuốc không kê đơn 

Bình luận
Tin mới
  • 28/09/2023

    Những nguyên tắc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.

  • 28/09/2023

    Mức khuyến nghị đường huyết dành cho các đối tượng

    Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.

  • 28/09/2023

    Các nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.

  • 28/09/2023

    Dinh dưỡng ngừa còi xương cho trẻ

    Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.

  • 28/09/2023

    Đau mắt đỏ lây nhanh ở trẻ mầm non, tiểu học, cách giúp bé tránh mắc bệnh nhiều lần

    Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.

  • 28/09/2023

    Trị liệu giác hơi là gì?

    Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây

  • 28/09/2023

    Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

    Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.

  • 28/09/2023

    Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

    Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Xem thêm