Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm phòng vaccine COVID-19

Tiêm phòng vaccine COVID-19 sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm COVID-19. Một số tác dụng phụ sau tiêm có thể xảy ra, đó là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể bạn đang xây dựng hàng rào bảo vệ. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày, nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày. Một số người sẽ không có tác dụng phụ sau khi tiêm phòng vaccine.

Những tác dụng phụ thường gặp

Tác dụng phụ trên cánh tay tại vị trí tiêm

  • Đau
  • Đỏ
  • Sưng tấy

Tác dụng phụ trên toàn cơ thể:

  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Buồn nôn

Mẹo hữu ích để giảm bớt tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc dùng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, acetaminophen, aspirin hoặc thuốc kháng histamine, nếu bạn gặp bất kỳ cơn đau và khó chịu nào sau khi tiêm chủng. Bạn có thể dùng những loại thuốc này để giảm bớt các tác dụng phụ sau khi tiêm chủng nếu không có lý do nào khác khiến bạn không thể dùng những thuốc này một cách bình thường. Bạn không nên dùng những loại thuốc này trước khi tiêm chủng với mục đích cố gắng ngăn ngừa các tác dụng phụ.

Để giảm đau và khó chịu khi tiêm:

  • Đắp khăn sạch, mát và ướt lên khu vực này
  • Cử động cánh tay hoặc tập thể dục nhẹ nhàng với cánh tay

Để giảm khó chịu do sốt:

  • Uống nhiều nước
  • Mặc quần áo thoáng mát

Khi bạn nhận mũi tiêm phòng thứ 2

Các tác dụng phụ sau lần tiêm thứ hai của bạn có thể dữ dội hơn tác dụng phụ mà bạn gặp phải sau lần tiêm đầu tiên. Những tác dụng phụ này là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể bạn đang được bảo vệ và chúng sẽ biến mất trong vòng vài ngày.

Khi nào nên liên hệ với bác sĩ

Trong hầu hết các trường hợp, khó chịu vì đau hoặc sốt là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể bạn đang được bảo vệ. Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc trung tâm tiêm chủng nếu xảy ra các trường hợp sau đây:

  • Nếu cảm giác ở vị trí tiêm tệ hơn sau 24 giờ
  • Nếu các tác dụng phụ của bạn khiến bạn lo lắng hoặc chúng không biến mất sau một vài ngày
  • Nếu có phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi rời khỏi điểm tiêm chủng, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức bằng cách gọi 115

Các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của bạn, nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày. Cả vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 và vaccine Moderna COVID-19 đều cần được tiêm 2 mũi để có được hiệu quả bảo vệ cao nhất. Bạn nên tiêm mũi thứ hai ngay cả khi bạn bị tác dụng phụ sau mũi đầu tiên, trừ khi nhà cung cấp vaccine hoặc bác sĩ của bạn yêu cầu bạn không nên tiêm. Cần có thời gian để cơ thể bạn xây dựng sự bảo vệ sau khi tiêm chủng. Mọi người được coi là đã được tiêm chủng đầy đủ hai tuần sau khi tiêm mũi thứ hai của vaccine Pfizer-BioNTech hoặc Moderna COVID-19. Bạn nên tiếp tục thực hiện các quy định như 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế để bảo vệ bản thân và những người khác cho đến khi bạn được tiêm chủng đầy đủ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine COVID-19

 

Bình luận
Tin mới
  • 09/06/2023

    Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho con đừng chỉ nghĩ thiếu thì tự cho uống

    Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe. Ngày nay các bậc cha mẹ đã được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung vi chất an toàn và hiệu quả.

  • 09/06/2023

    Bao nhiêu tuổi là quá trẻ để dùng Tampon?

    Tampon là gì? Ai có thể dùng tampon? Con bạn có dùng được không? Chuyên gia sẽ hướng dẫn và giải thích cho bạn, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm khi dùng Tampon.

  • 08/06/2023

    Sĩ tử nên ăn gì và kiêng gì để có sức khỏe tốt, tăng cường trí nhớ trong mùa thi?

    Trong mùa thi, nếu các sĩ tử chỉ miệt mài học mà không quan tâm chế độ dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khó có thể đạt kết quả như mong muốn.

  • 08/06/2023

    10 loại thực phẩm dễ gây bất dung nạp

    Dưới đây là danh sách các chứng bất dung nạp thực phẩm phổ biến nhất. Bài viết cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu xem bất dung nạp thực phẩm khác với dị ứng thực phẩm như thế nào, cách phát hiện xem bạn có bất dung nạp thực phẩm hay không và bạn có thể làm gì nếu bất dung nạp một loại thực phẩm cụ thể.

  • 08/06/2023

    6 biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh viêm khớp

    Đối với người bệnh viêm khớp, thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà có thể trở thành một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể do bác sĩ chỉ định.

  • 08/06/2023

    Dinh dưỡng trong một số trường hợp bệnh lý khi mang thai

    Một số thai phụ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiền sản giật... cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc thù phòng ngừa biến chứng cho cả mẹ và con.

  • 08/06/2023

    Những quan niệm sai lầm hạn chế phát triển chiều cao của trẻ

    1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời). Sau này còn 1 giai đoạn cuối cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì

  • 08/06/2023

    8 nguyên nhân gây cứng khớp

    Cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác co duỗi các khớp gối, bàn tay, ngón tay, cúi người… Đây là triệu chứng phổ biến trong các bệnh lý về khớp như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp vảy nến….và nhiều nguyên nhân khác.

Xem thêm