Ngoài việc chọn đúng loại thuốc phù hợp với bạn, bạn cũng cần tuân thủ các hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn để tránh các phản ứng phụ do quá liều. Các sai lầm thường gặp khi sử dụng thuốc không kê đơn là uống 2 liều quá gần nhau, uống tăng liều hoặc uống cùng lúc 2 loại thuốc với cùng thành phần hoạt tính, uống nhiều hơn liều khuyến nghị.
Theo CDC, các phản ứng phụ có thể xảy ra từ việc dùng thuốc do dị ứng, quá liều, uống sai thuốc chiếm khoảng 1.3 triệu ca cấp cứu và 350.000 ca nhập viện mỗi năm tại Mỹ. 82% số người Mỹ sử dụng ít nhất một loại thuốc và 29% số người Mỹ sử dụng từ 5 loại thuốc trở lên. Các phản ứng phụ hoàn toàn có thể dự phòng được nếu nhiều người đọc và hiểu được các nhãn thuốc
Dưới đây là những điều bạn cần biết việc lựa chọn và sử dụng thuốc không kê đơn
Thuốc không kê đơn là gì?
Các thuốc không kê đơn có thể giúp điều trị rất nhiều chứng bệnh, bao gồm sốt, đau đầu, đau người. Một số loại thuốc không kê đơn thông thường có chứa acetaminophen và NSAIDs. Các thuốc không kê đơn sẽ là an toàn và hiệu quả nếu bạn làm đúng như hướng dẫn sử dụng.
Tầm quan trọng của việc đọc nhãn thuốc
Thuốc không kê đơn đều có thể mua được mà không cần đơn của bác sĩ tại đa số các hiệu thuốc, tuy nhiên, việc đọc kỹ nhãn và hướng dẫn sử dụng cũng rất quan trọng để uống đủ liều, uống khi nào và uống bao nhiêu. Uống quá liều hoặc uống 2 liều quá gần nhau có thể gây hại cho sức khoẻ.
Không nên uống quá liều tối đa
Việc đọc kỹ nhãn thuốc rất quan trọng để đảm bảo rằng bạn không uống quá liều tối đa cho phép. Ví dụ, tổn thương gan nghiêm trọng có thể xảy ra nếu bạn uống nhiều hơn 4000mg acetaminophen trong vòng 24h – liều tối đa cho phép. Một viên acetaminophen thông thường chứa khoảng 500mg, nghĩa là bạn không nên uống quá 8 viên thuốc trong vòng 24 giờ. Uống nhiều hơn lượng này có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng.
Không tự ý phối hợp các loại thuốc mà không đọc kỹ nhãn thuốc
Bạn không nên uống nhiều loại thuốc không kê đơn cùng một lúc vì chúng có thể sẽ chứa cùng một thành phần hợp chất. Ví dụ như acetaminophen hay paracetamol là thành phần hoạt chất chính trong hơn 600 loại thuốc khác nhau. Do vậy, bạn cần đọc kỹ nhãn thuốc và đảm bảo rằng bạn không uống nhiều loại thuốc có cùng thành phần.
Nhiều người nghĩ rằng uống nhiều hơn một loại thuốc có cùng thành phần sẽ giúp bạn giảm triệu chứng bệnh nhanh hơn, nhưng đây hoàn toàn là sai lầm. Sử dụng các loại thuốc với cùng thành phần có thể làm tăng nguy cơ gặp phản ứng phụ ví dụ như suy tim. Đặc biệt, NSAIDs là thành phần có trong hơn 900 loại thuốc, có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày
Các bệnh có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc không kê đơn
Bạn cũng nên nhớ rằng, tình trạng bệnh hiện tại của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc không kê đơn. Ví dụ, nếu bạn sử dụng aspirin để điều trị các vấn đề về nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, thì sử dụng ibuprofen có thể làm giảm các lợi ích về tìm mạch. Ibuprofen hoặc naproxen có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim và đột quỵ.
Nếu bạn mắc phải các bệnh như tăng huyết áp, tim mạch, tiền sử xuất huyết dạ dày, bệnh thân hoặc bệnh về gan, thì một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể sẽ phù hợp với bạn hơn các loại thuốc khác. Trên 60 tuổi cũng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc giảm đau.
Dưới đây là một vài hướng dẫn chung:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những loại thuốc thường gặp có thể làm mất đi dưỡng chất của cơ thể
Na bở, na dai đều có vị ngon, ngọt, giàu vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Đang trong tháng 8 vào đúng chính vụ na chín và ngon nhất. Tuy nhiên, cần có một số lưu ý để chọn và ăn na.
Chất xơ đóng vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa của con người và sức khỏe nói chung. Trong đó, inulin là dạng chất xơ hòa tan cần thiết để duy trì hệ vi sinh vật đường ruột.
Bà mẹ mang thai duy trì một lối sống lành mạnh trong suốt thai kỳ, cũng như trước và sau đó, là chìa khóa cho cả em bé và mẹ khỏe mạnh.
Thức ăn nhanh rất tiện lợi, rẻ tiền và ngon miệng. Tuy nhiên nó thường chứa nhiều calo, chất béo, đường, muối, carbohydrate tinh chế và cholesterol. Đó là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó có bệnh tim.
Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp bạn giảm mệt mỏi, tiếp thêm năng lượng để tiếp tục làm việc vào buổi chiều. Thế nhưng việc ngủ trưa quá nhiều lại có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nhiều người bệnh đái tháo đường thường bỏ qua chuối vì cho rằng loại quả này chứa nhiều đường. Tuy nhiên, trên thực tế, bạn không cần tránh ăn chuối hoàn toàn. Người bệnh đái tháo đường chỉ cần làm theo một số lời khuyên để không bỏ qua loại quả ngon, tốt cho sức khỏe này.
Suy tim sung huyết là một căn bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ có thể được kiểm soát thông qua thay đổi lối sống, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sỹ. Đọc ngay bài viết sau để biết cách điều trị và kiểm soát bệnh suy tim cho người cao tuổi.
Sốt xuất huyết là một bệnh nhiệt đới do muỗi truyền virus Dengue gây ra. Các triệu chứng thường bắt đầu từ ba đến mười bốn ngày sau khi nhiễm bệnh. Triệu chứng của sốt xuất huyết có thể bao gồm sốt cao, đau đầu, nôn mửa, đau cơ và khớp, và phát ban da đặc trưng.