1. Vaccine của Pfizer-BioNTech
Vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech được gửi lên FDA (Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) để xin phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp tại quốc gia này vào thứ 6, ngày 20/11 và được cấp phép vào ngày 11/12/2020. Đây là vaccine sử dụng bản chất mRNA mã hóa cho protein đột biến của virus. Khi được tiêm, các tế bào sẽ tạo ra protein đột biến, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra virus. Trong các thử nghiệm ở pha thứ III của quy trình sản xuất vaccine, vaccine này đã cho hiệu quả 95% khả năng sinh kháng thể. Vaccine của Pfizer-BioNTech yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ -70 độ C, do vậy đòi hỏi các tủ đông chuyên dụng để bảo quản. Hiện tại, vaccine được cho phép sử dụng tại Hoa Kỳ cho cả lứa tuổi thanh thiếu nhiên từ 12-15 tuổi.
Vào ngày 16/11/2020, hãng dược phẩm Moderna đã công bố dữ liệu sơ bộ về vaccine COVID-19 do hãng phát triển, cho thấy tỉ lệ hiệu quả đạt 94,5%. Ngày 19/12, vaccine của hãng đã được FDA thông qua. Vaccine của Moderna có bản chất giống với vaccine của Pfizer-BioNTech là mRNA, tuy nhiên loại vaccine này ổn định ở nhiệt độ 2,2-7,7 độ C – tức là ở mức nhiệt độ tủ lạnh y tế tiêu chuẩn và bảo quản trong tối đa 30 ngày, và có thể được bảo quản đến 6 tháng ở -4 độ C.
Moderna cũng đã báo cáo vào hồi tháng 05/2021 trong thử nghiệm pha III của vaccine trên 3732 trẻ em từ 12-17 tuổi và cho thấy vaccine tạo miễn dịch tương đương với ở người trưởng thành. Dữ liệu cũng cho thấy vaccine có hiệu quả 93% sau tiêm 1 liều để ngăn ngừa các trường hợp mắc COVID-19 mức độ nhẹ. Khả năng dung nạp của vaccine được đánh giá khá tốt, và dự kiến sẽ được đệ trình FDA vào đầu tháng 6/2021 để cấp phép mở rộng cho đối tượng thanh thiếu niên.
Vào ngày 23/11/2020, hãng dược phẩm AstraZeneca và trường Đại học Oxford đã công bố kết quả chuyên sâu từ các phân tích tạm thời về vaccine COVID-19 của họ - mã AZD1222. Phân tích từ các thử nghiệm ở Anh và Brazil cho thấy, hiệu quả của vaccine được chứng minh lên đến 90%. Vaccine có hiệu quả trong việc ngăn ngừa COVID-19, và không có trường hợp nghiêm trọng nào được nhận thấy ở những người được tiêm.
Theo kết quả nghiên cứu, có tổng cộng 131 trường hợp dương tính với COVID-19 trong các thử nghiệm tạm thời. Có 2 phương thức được đưa ra: hình thức 1 - tiêm một nửa liều đã cho thấy hiệu quả đạt 90%, sau đó là tiêm liều đầy đủ cách nhau ít nhất một tháng. Hình thức còn lại cho thấy hiệu quả 62% khi tiêm đủ hai liều cách nhau ít nhất một tháng. Khi kết hợp phân tích cho thấy, hiệu quả trung bình là 70%. Vaccine AstraZeneca có thể được bảo quản, vận chuyển và xử lý ở điều kiện làm lạnh bình thường, khoảng 2,2-7,7 độ C trong ít nhất 06 tháng và được sử dụng trong các cơ sở y tế.
Ngày 25/03/2021, AstraZeneca đã công bố các phân tích cho thấy vaccine có hiệu quả đạt 76% trong chống lại các triệu chứng, 100% chống lại tình trạng nặng của bệnh phải nhập viện hay nguy kịch, đồng thời 85% hiệu quả trên những người từ 65 tuổi trở lên.
Vaccine của AstraZeneca-Oxford sử dụng công nghệ vector virus, với bản chất là vector virus cảm lạnh thông thường (adenovirus) bị suy yếu ở tinh tinh. Vector virus này sẽ được chứa vật liệu di truyền của protein đột biến. Sau khi được tiêm, các tế bào trong cơ thể sẽ sản xuất ra protein đặc hiệu, kích thích hệ thống miễn dịch tấn công lại virus SARS-CoV-2.
Một số báo cáo hiện tại đề cập đến vấn đề vaccine gây hình thành cục máu đông, và điều này dẫn đến một số quốc gia châu Âu đã ngừng phân phối vaccine này. Cho đến nay, đã có 222 trường hợp nghi ngờ đông máu do tiêm vaccine tại châu Âu, và hơn 30 trường hợp tử vong được xác định có liên quan đến vaccine này/trên tổng số 34 trường hợp tử vong do tiêm vaccine. Trong các trường hợp này, các cục máu đông làm tắc mạch máu phổi, gây huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc làm giảm tiểu cầu. Hồi đầu tháng 5, do các lo ngại về tình trạng hình thành cục máu đông, các chuyên gia đã khuyến nghị những người dưới 40 tuổi nên tiêm các loại vaccine khác. Cũng đã có các báo cáo về trường hợp đột quỵ do cục máu đông trong tĩnh mạch, nhưng cho đến 25/05/2021, không có trường hợp nào được báo cáo về huyết khối tại động mạch.
Hãng dược phẩm Johnson & Johnson (J&J) đã thông báo vào ngày 15/11 rằng họ đã bắt đầu thử nghiệm pha III thử nghiệm vaccine trên toàn cầu lần thứ hai đối với vaccine COVID-19 của mình (tên: Janssen). Theo đó, dự kiến sẽ cần tới 60.000 tình nguyện viên trên toàn thế giới tham gia thử nghiệm.
Trong khi cả 3 loại vaccine đã nên bên trên (Pfizer-BioNTech, Moderna, AstraZeneca-Oxford) đều yêu cầu hai liều tiêm cách nhau khoảng 28 ngày, thì vaccine của J&J chỉ yêu cầu một liều tiêm duy nhất. Kết quả tạm thời từ thử nghiệm pha I/IIa của vaccine đã cho thấy một liều duy nhất gây ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và thường được dung nạp tốt ở người.
Thử nghiệm ENSEMBLE trong pha III của vaccine cũng đã chứng minh việc tiêm một mũi có hiệu quả tổng thể là 66% trong việc ngăn ngừa COVID-19 từ mức độ trung bình đến nặng, đạt được sau 28 ngày sau tiêm chủng. Bên cạnh đó, vaccine đã cho thấy hiệu quả đạt 100% với khả năng ngăn ngừa bệnh nặng sau 49 ngày.
Vaccine sử dụng nền tảng công nghệ AdVac của công ty J&J – nền tảng mà công ty đã sử dụng để phát triển vaccine Ebola (đã được phê duyệt) và các ứng viên vaccine điều trị Zika, RSV và HIV. Công nghệ này xoay quanh việc sử dụng một loại virus cảm lạnh thông thường đã bất hoạt, tương tự như những gì hãng AstraZeneca-Oxford tiến hành.
Vào tháng 4/2021, CDC và FDA đã khuyến nghị tạm dừng phân phối vaccine J&J. Theo đó, 06 trường hợp được xác định gặp phải một loại cục máu đông "hiếm và nghiêm trọng". Các cục máu đông được quan sát thấy sau tiêm vaccine là huyết khối xoang tĩnh mạch não kết hợp với lượng tiểu cầu trong máu giảm thấp (tình trạng giảm tiểu cầu). Tất cả 06 trường hợp đều ở phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 48, và xảy ra từ 6-13 ngày sau khi tiêm một liều. Đây là 06 trường hợp cực kỳ hiếm gặp trong số hơn bảy triệu trường hợp được tiêm.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn biết gì về Vaccine COVID-19 của Oxford/ AstraZeneca?
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.