Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hướng dẫn tẩy giun ở trẻ nhỏ

Nhiễm giun gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự phát triển dài lâu của trẻ. Tuy nhiên, dấu hiệu trẻ nhiễm giun thường giống với các bệnh khác nên cha mẹ khó nhận biết, dễ bỏ qua, khiến cho tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng xấu đến trẻ. Hãy tham khảo những dấu hiệu của trẻ nhiễm giun và biện pháp để cải thiện tình trạng này.

1. Nguyên nhân khiến trẻ nhiễm giun

Theo thống kê, hiện nay có trên 240 loại giun sán gây bệnh ở người và nhiễm giun được coi là một bệnh phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là tình trạng giun sán sống kí sinh tại đường ruột, “cướp” các chất dinh dưỡng của cơ thể vật chủ, tiếp tục sinh sản ngay trong đường tiêu hóa. Sau đó, trứng giun sán sẽ theo phân ra môi trường bên ngoài và gây nhiễm bệnh cho con người cũng như các loài động vật theo nhiều cách khác nhau. Đất, nước, dụng cụ nấu ăn, bề mặt nhà vệ sinh, thậm chí các loại thực phẩm là những nơi có nguy cơ nhiễm và tồn tại trứng giun rất cao.

Do đó, những người có thói quen hoặc sở thích thường xuyên ăn đồ sống, những món tái sẽ có khả năng nhiễm giun cao. Đối với trẻ nhỏ, các hành vi mất vệ sinh như nghịch đất cát, chơi ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, rửa tay không sạch, hay đưa tay vào miệng,... chính là con đường giúp giun sán dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ dễ nhiễm giun là do cha mẹ không có ý thức tẩy giun định kỳ cho trẻ.

Hậu quả của tình trạng nhiễm giun là trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cả về thể chất lẫn trí não. Ngoài ra, sự ngứa ngáy, khó chịu sẽ làm gián đoạn quá trình học tập và sinh hoạt của trẻ.

Nguy hiểm hơn, nhiễm giun có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, như: tắc ruột, giun chui ống mật, viêm nhiễm các cơ quan khác ngoài đường tiêu hóa và cần phải có biện pháp điều trị đặc hiệu, lâu dài.

Vậy, đâu là những dấu hiệu hoặc triệu chứng giúp cha mẹ nhận biết trẻ bị nhiễm giun?

2. Các dấu hiệu nhiễm giun ở trẻ

  • Đau bụng: cảm giác đau bụng âm ỉ rất thường gặp ở trẻ nhiễm giun do sự kích thích gây viêm đường ruột và rối loạn tiêu hóa.
  • Tiêu chảy.
  • Đầy bụng, buồn nôn, nôn.
  • Trẻ xanh xao, mệt mỏi, uể oải do giun sán kí sinh tại nhiều vị trí trong đường ruột và hấp thu các chất dinh dưỡng. Mặc dù trẻ vẫn cảm giác thèm ăn, thậm chí ăn rất nhiều nhưng không tăng cân và kém năng lượng hoạt động.
  • Trẻ ngứa, hay gãi vùng hậu môn. Do khó chịu tại vùng này, trẻ nhiễm giun thường khó ngủ và khi ngủ thường nằm sấp.
  • Một số trẻ có cảm giác đau tại các vị trí cơ, khớp: điều này là do ký sinh trùng đã xâm nhập vào khối cơ, các khớp và gây đau hoặc viêm tại các khu vực này.

Đọc thêm tại bài viết: Những mẹo điều trị giun kim tại nhà

3. Hướng dẫn tẩy giun cho trẻ nhỏ

  • Độ tuổi và tần suất tẩy giun

Tổ chức Y tế Thế giới - WHO khuyến cáo nên bắt đầu tẩy giun cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên bởi đây là giai đoạn trẻ có nguy cơ và tỷ lệ nhiễm giun cao nhất. Đối với trẻ trong độ tuổi mẫu giáo (2-5 tuổi), cha mẹ nên thực hiện tẩy giun định kỳ. Cụ thể, nên tẩy giun hàng năm hoặc 2 lần/năm cho trẻ nhỏ.

Tại Việt Nam, quyết định 6437/QĐ-BYT ngày 25/10/2018 của Bộ Y Tế khuyến cáo tẩy giun cho trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi trở lên, tần suất hàng năm hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào khu vực trẻ đang sinh sống.

  • Các loại thuốc tẩy giun cho trẻ nhỏ

Mebendazol và Albendazol là hai loại thuốc an toàn, ít các tác dụng phụ và được sử dụng phổ biến. Các thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế ngăn ngừa quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng của giun sán, khiến chúng không thể tồn tại và sinh sản trong cơ thể con người được.

Liều lượng:

- Trẻ từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tuổi: 1 liều duy nhất  Albendazole 200mg hoặc Mebendazole 500mg.

- Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: 1 liều duy nhất  Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg.

  • Lưu ý:

- Trẻ có thể sẽ gặp tình trạng khó nuốt thuốc viên, do đó, cha mẹ nên chia nhỏ hoặc nghiền viên thuốc để trẻ dễ uống. Hoặc có thể dùng các loại thuốc tẩy giun dạng dung dịch thích hợp với trẻ.

- Thuốc tẩy giun không nhất thiết phải sử dụng trước hoặc sau bữa ăn mà có thể sử dụng bất cứ khi nào.

- Một số tác dụng phụ có thể gặp sau khi trẻ uống thuốc tẩy giun như chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,... Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ thường tự hết và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này rất trầm trọng hoặc kéo dài hơn 2 ngày, cần đưa trẻ đi khám để kịp thời xử trí.

4. Một số biện pháp phòng bệnh: cha mẹ lưu ý các biện pháp sau đây để phòng nhiễm giun sán cho trẻ.

1. Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ và hướng dẫn trẻ thực hành các thói quen vệ sinh cá nhân, bao gồm:

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi chơi đùa, sau khi tiếp xúc với đất và sau khi đi vệ sinh. Luôn cắt móng tay sạch sẽ, không mút ngón tay, không đưa tay lên miệng.

- Luôn đi giày, dép, không ngồi lê trên đất, cát. 

- Ăn uống bảo đảm vệ sinh, ăn chín, uống chín.

2. Vệ sinh môi trường sống xung quanh:

- Xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không dùng phân tươi bón ruộng và cây trồng, không phóng uế bừa bãi.

- Thường xuyên vệ sinh trường lớp, nhà cửa sạch sẽ.

Tham khảo thêm thông tin: Phòng nhiễm giun ở trẻ em

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hải Yến - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm