Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm ruột thừa ở trẻ em: những điều cần biết

Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở trẻ em, nhưng những dấu hiệu của bệnh rất dễ nhầm với các bệnh khác và bị bỏ qua, gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Đau bụng là hiện tượng rất thường gặp, đặc biệt ở trẻ em. Mặc dù cơn đau bụng chiếm khoảng 9% số trường hợp trẻ em đến khám tại các cơ sở y tế, nhưng những cơn đau bụng mà trẻ gặp phải thường là một vấn đề gì đó không đe dọa đến tính mạng, chẳng hạn như:

  • Táo bón
  • Đầy hơi
  • Viêm họng do liên cầu khuẩn
  • Nuốt nhiều không khí
  • Lo lắng
  • Dị ứng thực phẩm nhẹ
  • Nhiễm trùng dạ dày hoặc đường ruột (viêm dạ dày ruột)

Câu hỏi thường gặp

  • Viêm ruột thừa là gì?

Viêm ruột thừa là một tình trạng bệnh lý trong đó ruột thừa - là một ống nhỏ hình ngón tay, nằm ở đáy manh tràng - bị viêm.

  • Viêm ruột thừa ảnh hưởng đến trẻ em khác với người lớn như thế nào?

Ở hầu hết người lớn, triệu chứng phổ biến bao gồm ăn không ngon miệng, buồn nôn, nôn, sốt nhẹ, khó xì hơi hoặc đi tiêu, bụng phình to, táo bón hoặc tiêu chảy. Nhưng ở trẻ em, những triệu chứng này có thể không phải do trẻ bị viêm ruột thừa. Khi trẻ bị viêm ruột thừa, trẻ có thể bị sốt và đau dữ dội, cơn đau này thường ở vùng bụng dưới bên phải.

  • Chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em như thế nào?

Các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm và nếu siêu âm không kết luận được thì chụp cắt lớp vi tính (CT) để chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em.

  • Điều trị viêm ruột thừa ở trẻ em là gì?

Phương pháp điều trị cho bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.

  • Viêm ruột thừa có thể điều trị bằng kháng sinh thay vì phẫu thuật hay không?

Nếu cơn đau bụng của trẻ tăng lên hoặc kéo dài hơn một ngày, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh có thể gây ra cơn đau bụng này, bao gồm:

  • Loét dạ dày
  • Bệnh viêm ruột, chẳng hạn như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng
  • Có khối u lành tính hoặc ung thư
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Sỏi mật
  • Các biến chứng xoắn, tắc hoặc tắc nghẽn ruột, chẳng hạn như thoát vị

Nhưng nếu cơn đau của trẻ bắt đầu ở vùng rốn và lan xuống vùng bụng dưới bên phải, đó có thể là kết quả của viêm ruột thừa. Ở những trẻ phải cấp cứu vì đau bụng cấp tính, có khoảng 10 đến 30 phần trăm bị viêm ruột thừa hoặc một bệnh lý khác cần can thiệp phẫu thuật.

Viêm ruột thừa thường gặp phổ biến ở thanh thiếu niên và những người ở độ tuổi 20, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Theo Cleveland Clinic, khoảng 70.000 trẻ em ở Hoa Kỳ bị viêm ruột thừa mỗi năm. Nguyên nhân thường là do nhiễm trùng ổ bụng lan đến ruột thừa hoặc do tắc nghẽn ruột thừa.

Nếu cơn đau bụng của trẻ trở nên trầm trọng hơn khi cử động, hít thở sâu, ho hoặc hắt hơi, cần xem xét nghiêm túc khả năng trẻ bị viêm ruột thừa. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tìm kiếm các dấu hiệu khác của viêm ruột thừa.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm ruột thừa ở trẻ em

Ở hầu hết người lớn, có một số triệu chứng viêm ruột thừa rất cụ thể đi kèm với đau bụng. Chúng thường bao gồm:

  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Sốt nhẹ
  • Không có khả năng xì hơi hay đi tiêu
  • Chướng bụng
  • Táo bón hoặc tiêu chảy

Nhưng nghiên cứu cho thấy viêm ruột thừa có thể ảnh hưởng đến trẻ em khác với người lớn. Cùng với triệu chứng đau bụng, hầu hết trẻ bị viêm ruột thừa thường bị sốt và “đau dữ dội”, một cơn đau nhói xuất hiện ngay sau khi có áp lực đặt lên vùng bụng dưới bên phải. Trẻ em cũng có thể có số lượng bạch cầu tăng cao, đây là dấu hiệu của nhiễm trùng. Bác sĩ có thể kiểm tra số lượng bạch cầu bằng xét nghiệm máu.

Điều quan trọng là, mặc dù một số trẻ bị viêm ruột thừa có các triệu chứng đặc trưng như buồn nôn, nôn và chán ăn, nhưng những dấu hiệu này không phải là dấu hiệu dự báo viêm ruột thừa ở trẻ.

Viêm ruột thừa cũng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau ở trẻ nhỏ. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ em từ 2 đến 5 tuổi thường bị đau bụng và nôn mửa nếu bị viêm ruột thừa, sốt và chán ăn cũng là triệu chứng thường gặp.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, viêm ruột thừa thường gây nôn mửa, chướng bụng và sốt, triệu chứng tiêu chảy cũng không phải là hiếm gặp.

Để xác nhận chẩn đoán viêm ruột thừa, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Đối với trẻ em, bác sĩ thường khuyến cáo nên thực hiện siêu âm trước, sau đó chỉ chụp cắt lớp vi tính (CT) nếu siêu âm không kết luận được. Điều này là do cần thận trọng khi tiếp xúc với bức xạ ở trẻ em.

Điều trị viêm ruột thừa phức tạp và không biến chứng ở trẻ em

Phẫu thuật cắt ruột thừa là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em cũng như người lớn. Nếu viêm ruột thừa không được phát hiện ở giai đoạn đầu, ruột thừa có thể vỡ và gây nhiễm trùng phúc mạc, màng lót khoang bụng. Nhiễm trùng này được gọi là viêm phúc mạc, có thể lây lan nhanh chóng và có khả năng gây tử vong.

Bởi vì viêm ruột thừa khó chẩn đoán ở trẻ em hơn người lớn, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi, khoảng 30% trẻ mắc bệnh này sẽ bị thủng ruột thừa (vỡ) trước khi được điều trị. Và một số dữ liệu cho thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ này có thể lên tới 51%.

Đối với trẻ bị viêm ruột thừa cấp tính và chưa bị vỡ, cắt ruột thừa khẩn cấp là phương pháp điều trị tối ưu được chấp nhận. Tuy nhiên, khi ruột thừa bị vỡ, có hai phương pháp phẫu thuật: cắt ruột thừa sớm (thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện) hoặc cắt ruột thừa ngắt quãng (thực hiện vài tuần sau) sau khi sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng về cách tốt nhất để xử lý ruột thừa bị vỡ ở trẻ em bằng phương pháp điều trị bảo tồn (điều trị kháng sinh trước sau đó là cắt ruột thừa cách quãng) hay cắt ruột thừa sớm.

Thông thường, phương pháp điều trị bảo tồn sẽ được ưa chuộng hơn, nhưng nghiên cứu cũng cho thấy trẻ em hồi phục nhanh hơn và ít gặp phải các biến chứng sau phẫu thuật hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng vết phẫu thuật, nếu ruột thừa bị vỡ được cắt bỏ trong vòng 24 giờ sau khi chẩn đoán.

Nguyên nhân là do việc cắt ruột thừa sớm có thể rút ngắn thời gian dùng kháng sinh, giảm nhu cầu tăng cường kháng sinh và giảm thời gian nằm viện. Tuy nhiên vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận điều này.

Khi viêm ruột thừa cấp tính không biến chứng, nghĩa là nó không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu thủng (vỡ) nào, việc sử dụng kháng sinh như một giải pháp thay thế cho phẫu thuật ở người lớn ngày càng được ủng hộ. Các nghiên cứu gần đây cũng đã kiểm tra xem điều này có đúng trong các trường hợp nhi khoa hay không, dữ liệu cho thấy điều trị không phẫu thuật là an toàn và hiệu quả ở trẻ bị viêm ruột thừa cấp tính không biến chứng.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để chứng minh điều này.

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bác sĩ Đoàn Hồng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Xem thêm