Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm ruột thừa: Sự chủ quan và những hậu quả khôn lường

Viêm ruột thừa là bệnh cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất Chẩn đoán viêm ruột thừa thuộc về các bác sĩ lâm sàng. Tuy nhiên, với những trường hợp không điển hình thì chẩn đoán hình ảnh đóng một vai trò quan trọng nhất định.

Khi bị đau bụng, mọi người thường nghĩ có thể do ăn uống, thời tiết hay dị ứng thức … Vì hầu như nếu chỉ dựa vào lâm sàng, chẩn đoán viêm ruột thừa có thể sai, nhầm lẫn với các loại đau bụng khác… dẫn đến biến chứng vỡ ruột gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng ổ bệnh, thời gian điều trị, nằm viện dài… Thông thường các bác sĩ sẽ kết hợp với siêu âm, chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán chính xác, kịp thời viêm ruột thừa.

Nguyên nhân viêm ruột thừa là do sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa, phì đại các nang bạch huyết dưới niêm mạc.

Nguyên nhân và triệu chứng viêm ruột thừa

Nguyên nhân viêm ruột thừa là do sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa, phì đại các nang bạch huyết dưới niêm mạc. Ngoài ra nguyên nhân gây tắc nghẽn còn do sỏi phân, dị vật, khối u của ruột thừa hoặc manh tràng.

Triệu chứng bị viêm ruột thừa:

  • Đau bụng hố chậu phải, cũng có trường hợp bắt đầu đau ở thượng vị, quanh rốn sau đó mới khu trú ở hố chậu phải.

  • Đau âm ỉ, liên tục và tăng dần. Ít khi đau thành cơn, nếu có giữa các cơn vẫn đau.

  • Nôn và buồn nôn, triệu chứng này có trường hợp có hoặc không.

  • Tiêu chảy, táo bón có thể có hoặc không.

  • Bụng thường co cứng và đau khi sờ vào.

Viêm ruột thừa có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu như không chẩn đoán đúng và phẫu thuật kịp thời, đó là:

  • Vỡ ruột thừa: Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng. Khi ruột thừa bị vỡ khiến bệnh nhân bị viêm phúc mạc.

  • Hình thành túi mủ trong ổ bụng, túi nhiễm trùng (áp xe). Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ phẫu thuật sẽ dẫn lưu mủ ra ngoài rồi sau đó mới được phẫu thuật để cắt bỏ ruột thừa. Trong một số trường hợp, áp xe được dẫn lưu ra ngoài và ruột thừa được cắt bỏ ngay lúc đó.

  • Ở một số người hút thuốc, béo phì hoặc những người có các bệnh khác như đái tháo đường (tiểu đường), suy tim, suy thận hoặc bệnh phổi dễ gặp tình trạng tạo cục máu đông, vấn đề tim mạch, khó thở;

  • Vết thương cũng có thể hồi phục kém hơn ở những người hút thuốc.=

Điều trị viêm ruột thừa thông thường bằng phẫu thuật chủ yếu là nội soi sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, vết thương ít đau và ít để lại sẹo.

Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa

Điều trị viêm ruột thừa thông thường bằng phẫu thuật chủ yếu là nội soi sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, vết thương ít đau và ít để lại sẹo. Tùy từng mức độ bệnh mà bệnh nhân có thể được điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Việc chăm sóc và phục hồi sau phẫu thuật cũng cần đc quan tâm. Bệnh nhân và người nhà cần thực hiện:

  • Ăn các thức ăn lỏng như cho, súp, sữa.

  • Nên vận động nhẹ và không được bưng bê vật nặng hoặc tham gia vào hoạt động có gắng sức.

  • Mặc quần áo thoải mái, vì nếu mặc đồ bó sát có thể gây kích ứng da xung quanh vị trí vết mổ

  • Nếu ngưỡng chịu đau không tốt, hoặc quá đau vết mổ, nhất là đối với bệnh nhân bị mổ hở thì có thể được khuyên dùng thuốc giảm .

  • Dùng miếng đệm sưởi ấm hoặc túi nước đá chườm trên vết mổ để giúp giảm đau.

  • Chia bữa ăn thành những phần nhỏ trong ngày.

  • Nên tận dụng thời gian rảnh rỗi trong ngày để đi bộ.

  • Hãy uống nhiều nước

  • Tránh thức uống chứa caffeine, tránh các thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ.

  • Để tránh biến chứng sau mổ ruột thừa, bạn phải gọi cho bác sĩ ngay khi: sốt cao, nhịp tim tăng, khó thở. Các cơn đâu trở nên mãnh liệt, khó chịu, không chịu nổi. Vết mổ bị hở miệng, rỉ nước, có mùi, sưng đỏ

  • Tái khám đúng hẹn theo lịc của bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Phẫu thuật có cần thiết với trẻ bị viêm ruột thừa.

Bs Nguyễn Thanh Sơn - Theo suckhoedoisong.vn
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm