Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những mẹo điều trị giun kim tại nhà

Nhiễm giun kim rất thường gặp ở trẻ nhỏ do chưa biết cách giữ vệ sinh. Nếu không phòng ngừa đúng cách thì khả năng tái nhiễm rất cao.

Nhiễm giun kim là loại nhiễm kí sinh trùng đường ruột phổ biến ở trẻ em, thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi đến trường vì chúng thường ít rửa tay sạch. Trẻ em thường dùng chung đồ và bôi bẩn lên nhau khi chơi nên sẽ có nguy cơ tái nhiễm.

Bạn có thể dễ dàng ăn phải những loại kí sinh trùng này mà bạn không hề biết. Sau khi được ăn vào, chúng sẽ di chuyển vào hệ tiêu hóa và đẻ trứng ở vùng da quanh hậu môn. Vì vậy, bạn có thể có cảm giác bỏng rát hoặc rất ngứa ngáy xung quanh hậu môn. Một số người lại không xuất hiện bất kì triệu chứng gì.

Nếu bạn hoặc người thân của bạn bị nhiễm thi bất kì ai trong gia đình cũng cần được điều trị giun kim.

Các biện pháp tại nhà

Mặc dù những biện pháp tại nhà có thể điều trị giun kim nhưng chúng không được khuyến cáo là điều trị đầu tay. Chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ các biện pháp y tế.

Các biện pháp này có thể hữu ích với một số người nhưng lại không có tác dụng với một số khác. Nếu bạn bị dị ứng, bạn nên thận trọng khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Nếu bạn lo lắng về việc có thể xảy ra phản ứng, bạn nên kiểm tra bằng cách áp một mảnh nhỏ lên da trước khi sử dụng chúng cho khu vực bị ảnh hưởng bởi giun.

Dưới đây là những giải pháp tại nhà mà bạn có thể áp dụng để điều trị giun kim:

Tỏi sống

Tỏi được biết đến là có thể giết được bất kì quả trứng nào đang tồn tại và ngăn không cho giun cái đẻ trứng nhiều hơn. Bạn có thể ăn một lượng nhỏ hoặc đắp nó tại chỗ giống như thuốc xoa. Nếu bạn muốn ăn tỏi, hãy cắt thành lát và trộn vào mỳ hoặc rắc lên bánh mỳ. Bạn cũng có thể ăn tỏi theo cách của riêng mình.

Để đắp tại chỗ, hãy bóc một vài nhánh tỏi và nghiền nhỏ. Trộn chúng với một lượng nhỏ dầu hỏa hoặc loại dầu khác. Nhúng một miếng gạc sạch vào hỗn hợp này và đắp lên hậu môn.

Dầu dừa

Dầu dừa có tính kháng khuẩn và khác virus, có thể giúp bạn làm sạch giun kim. Phương pháp này cần 2 bước: Uống một thìa dầu dừa vào mỗi buổi sáng. Trước khi đi ngủ, bôi một lượng nhỏ dầu dừa xung quanh hậu môn.

Cà rốt sống

Uống một ly nước cà rốt sống hoặc ăn cà rốt cắt nhỏ 2 lần mỗi ngày có thể giúp cơ thể bài xuất giun ra ngoài. Bởi cà rốt rất nhiều chất xơ có thể cải thiện tiêu hóa và làm tăng nhu động ruột.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc người thân của mình bị nhiễm giun kim, bạn nên bỏ qua các biện pháp tại nhà và tìm kiếm sự hỗ trợ ngay lập tức. Giun kim có thể lây nhiễm và trì hoãn điều trị có thể đặt những người xung quanh bạn vào nguy cơ này.

Nếu bạn lựa chọn các biện pháp điều trị tại nhà, bạn nên ngừng sử dụng và thảo luận với bác sĩ nếu:

  • Các triệu chứng của bạn tồn tại dai dẳng
  • Bụng của bạn bị co rút
  • Xuất hiện máu trong phân hoặc nước tiểu

Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây ra những triệu chứng của bạn là gì hoặc bạn đã hoàn toàn sạch giun hay chưa?

Điều trị đặc hiệu

Pyrantel pamoat là thuốc không kê đơn thông dụng nhất điều trị giun kim. Bác sĩ có thể kê đơn liều mebendazol và albendazol gấp đôi để điều trị hoàn toàn giun kim. Liều thứ 2 thường được uống sau liều thứ nhất 2 tuần.

Bạn cũng sẽ cần vệ sinh cá nhân và chăm sóc tại nhà như:

  • Rửa tay thường xuyên
  • Cắt móng tay và bỏ thói quen cắn móng tay
  • Mặc quần lót chặt
  • Giặt quần lót bằng nước nóng hàng ngày
  • Thay quần áo ngủ đều đặn
  • Lau chùi sàn nhà của nơi bạn ngủ
  • Giặt ga trải giường bằng nước nóng

Tiên lượng

Nếu bạn đang áp dụng các biện pháp tại nhà mà các triệu chứng không giảm bớt trong vòng một vài ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ. Nếu bạn nghĩ rằng cơ thể đã sạch giun, bạn vẫn nên đến bác sĩ kiểm tra để đảm bảo tình trạng lây nhiễm không còn nữa.

Nếu bạn đang sử dụng các thuốc không kê đơn thì các triệu chứng của bạn sẽ cải thiện trong vòng 3 ngày sau khi uống liều đầu tiên. Nhưng vẫn có thể lây nhiễm sau 3 tuần vì trứng giun vẫn có thể nở và lan truyền xa hơn nữa. Bạn nên uống đúng liều và liên tục cho đến khi hết hẳn giun.

Phòng bệnh

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm là cách tốt nhất để phòng ngừa tái nhiễm. Bạn luôn luôn cần rửa tay:

  • Sau khi đi vệ sinh
  • Sau khi thay đồ lót
  • Trước khi ăn
  • Trước khi chạm vào miệng

Bạn cũng nên cắt ngắn móng tay. Trứng giun có thể trú ngụ dưới móng tay của bạn. Bạn có thể ăn phải chúng nếu bạn không rửa tay đúng cách.

Thông tin về nhiễm giun tham khảo trong bài viết: Giun móc và giun mỏ – nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em

Bs. Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 01/10/2023

    Những điều cần biết về tư thế ngủ của bạn

    Có lẽ bạn đã nghe nói rằng việc có tư thế tốt là khá quan trọng. Điều đó cũng đúng với tư thế ngủ của bạn. Các tư thế ngủ khác nhau có ảnh hưởng đến vai, cổ và cột sống của bạn. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi tìm tư thế ngủ lành mạnh nhất cho mình.

  • 01/10/2023

    Bảy dấu hiệu viêm mạn tính

    Để duy trì một sức khỏe tốt, bạn nên chú ý tới các dấu hiệu viêm nhiễm có thể xuất hiện trên cơ thể. Chúng được coi là các tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và béo phì.

  • 01/10/2023

    Cholesterol LDL là gì và tại sao bạn nên theo dõi chỉ số này?

    Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

  • 30/09/2023

    Ăn phô mai có lợi gì cho sức khỏe của bạn?

    Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.

  • 30/09/2023

    Cách chăm sóc bàn chân và cẳng chân khi mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.

  • 30/09/2023

    Bơ động vật và bơ thực vật: Loại nào tốt hơn?

    Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?

  • 30/09/2023

    Hệ miễn dịch của bạn phụ thuộc vào dưỡng chất nào?

    Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.

  • 30/09/2023

    Dấu hiệu ở lưỡi "tố" cơ thể thiếu vitamin B12

    Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.

Xem thêm