Dị ứng là gì?
Các triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng. Các tác nhân gây dị ứng phổ biến bao gồm: bụi, phấn hoa, lông động vật, vết côn trùng đốt, một số loại thuốc, một số loại thực phẩm...
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể bị dị ứng. Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức với một chất vô hại. Khi trẻ ăn, chạm hoặc hít phải chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng histamine, gây ra các triệu chứng của phản ứng dị ứng.
Các triệu chứng của phản ứng dị ứng có thể khác nhau ở mỗi người, gây ảnh hưởng đến da, đường hô hấp và các cơ quan khác.
Dị ứng ảnh hưởng như thế nào đến làn da của trẻ?
Nếu trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng, trẻ có thể bị viêm da tiếp xúc. Da sẽ xuất hiện các triệu chứng: đỏ, sưng, ngứa, có vảy. Nếu trẻ chạm vào, hít phải hoặc ăn phải chất gây dị ứng, trẻ cũng có thể bị phát ban và luôn gây ngứa.
Một số trẻ bị dị ứng cũng bị bệnh chàm. Tình trạng này khiến da của trẻ bị viêm, ngứa và kích ứng, ngay cả khi trẻ không tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Các triệu chứng về hô hấp
Phản ứng dị ứng cũng có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp và xoang của trẻ. Sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, trẻ có thể bị:
Nếu trẻ bị dị ứng nặng, chúng có thể bị sốc phản vệ, có khả năng đe dọa đến tính mạng. Sốc phản vệ khiến đường thở của trẻ bị đóng lại, gây khó thở.
Các triệu chứng khác gây ra do dị ứng
Trẻ cũng có thể gặp các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn, bao gồm:
Trong trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng, trẻ thậm chí có thể bất tỉnh.
Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị dị ứng, hãy cho trẻ đi khám bác sĩ. Nếu bạn nghi ngờ trẻ đang bị phản ứng dị ứng nặng, hãy cho trẻ dùng epinephrine nếu có hoặc gọi cấp cứu.
Cách ngăn ngừa phản ứng dị ứng
Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa phản ứng dị ứng là tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Khi bạn biết trẻ bị dị ứng với chất gây dị ứng nào, hãy hỏi bác sĩ cách để tránh xa các chất đó.
Ví dụ, nếu trẻ bị dị ứng với cỏ, bác sĩ có thể khuyến khích trẻ mặc quần dài và đi tất khi ra ngoài. Nếu trẻ bị dị ứng với chó, bác sĩ có thể khuyên trẻ tránh vuốt ve, tiếp xúc với chó. Nếu trẻ bị dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định, bác sĩ sẽ khuyên nên tránh ăn những loại thực phẩm này.
Đọc thêm tại bài viết: Bị dị ứng: Nên và không nên làm gì? - Phần 1
Các biện pháp tự nhiên có thể sử dụng
Nhiều phản ứng dị ứng có thể tránh được. Nhưng đôi khi tai nạn vẫn có thể xảy ra.
Để điều trị phản ứng dị ứng, bác sĩ sẽ khuyên dùng một số loại thuốc. Ví dụ: bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc kháng histamine không kê đơn, thuốc kháng histamine theo toa hoặc epinephrine. Một số biện pháp tự nhiên cũng có thể giúp làm dịu các triệu chứng dị ứng nhẹ. Nhưng tránh sử dụng các biện pháp tự nhiên để điều trị phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi thử một phương pháp điều trị mới cho chứng dị ứng của trẻ.
Đối với các triệu chứng về da
Kem và thuốc bôi kháng histamine có bán ở nhiều hiệu thuốc. Một số biện pháp khác cũng có thể giúp làm dịu các triệu chứng về da. Ví dụ, để giúp điều trị viêm da tiếp xúc, hãy dùng nước ấm và xà phòng nhẹ với vùng da bị kích thích. Sau đó có thể xem xét việc thoa gel lô hội hoặc kem hoa cúc.
Tuy nhiên, lưu ý rằng một số người cũng có thể nhạy cảm với các thành phần trong các sản phẩm này. Nếu da của trẻ bị khô, hãy dùng kem hoặc thuốc mỡ dưỡng ẩm không mùi.
Để giúp giảm phát ban, hãy đắp một miếng vải ướt mát lên vùng đó. Cho baking soda hoặc bột yến mạch vào nước tắm của trẻ để làm dịu.
Đối với các triệu chứng về hô hấp
Ngay cả khi bạn lắp bộ lọc trên máy điều hòa không khí, loại bỏ vật nuôi gây dị ứng thì trẻ vẫn khó có thể tránh hoàn toàn các chất gây dị ứng trong không khí.
Để điều trị các triệu chứng hô hấp nhẹ, hãy cân nhắc thử dùng thuốc dị ứng không kê đơn. Hít hơi nước từ bát nước nóng cũng có thể giúp làm sạch xoang bị tắc nghẽn. Hoặc rửa mũi cũng có thể có tác dụng.
Đối với các triệu chứng tiêu hóa
Nếu trẻ bị tiêu chảy, hãy khuyến khích trẻ ăn một chế độ ăn nhạt. Điều quan trọng là phải uống nhiều nước.
Nếu trẻ cảm thấy buồn nôn, cho trẻ nghỉ ngơi và nằm yên. Loại bỏ những mùi hương nồng nặc, chẳng hạn như nến hoặc nước xịt phòng.
Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.
Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.