Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hậu quả của hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ

Hội chứng trẻ bị lắc là tình trạng chấn thương não xảy ra khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị lắc mạnh.

Nếu bạn có thói quen tung hứng, nựng lắc con khi vui đùa, hoặc xốc lắc mạnh… cần thay đổi ngay. Khi điều này xảy ra, não có thể nảy qua đập lại vào hộp sọ gây xuất huyết, bầm dập và phù nề. Hội chứng này thường xảy ra khi cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ rung lắc trẻ để giải tỏa sự cáu giận hoặc thất vọng trong trường hợp trẻ không ngừng khóc.

Hội chứng trẻ bị lắc là tình trạng chấn thương não xảy ra khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị lắc mạnh.

Hội chứng trẻ bị lắc là tình trạng chấn thương não xảy ra khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị lắc mạnh.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hội chứng rung lắc

Hội chứng rung lắc thường xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi, đa số xảy ra với trẻ dưới 1 tuổi. Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng rung lắc xảy ra ở giai đoạn từ 6 đến 8 tuần tuổi bởi trong khoảng thời gian này trẻ có xu hướng khóc nhiều nhất.

Trong lứa tuổi này, đầu trẻ chiếm tỷ trọng khoảng một phần tư cơ thể, não bộ chưa phát triển nhiều, lại nằm trôi nổi trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh. Khi bị lắc rung mạnh, nhất là động tác tung hứng, quay vòng tròn quá mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể bị va đập vào hộp xương sọ làm não bị sưng phù, áp lực nội sọ tăng lên và tổn thương các mạch máu trong não.

Có thể nhận ra trẻ mắc hội chứng rung lắc với các triệu chứng cơ năng sau:

  • Chảy máu, bầm dập hoặc phù nề trong não.

  • Chảy máu ở võng mạc mắt.

  • Bất tỉnh.

  • Co giật.

  • Khó thở.

  • Quấy khóc dữ dội.

  • Nôn mửa.

  • Da xanh, nhợt nhạt.

  • Trẻ bị kích thích, lừ đừ kèm theo vật vã.

Hậu quả về sức khỏe khi trẻ bị hội chứng rung lắc

Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ thường xảy ra khi người chăm sóc quá căng thẳng, tức giận, mệt mỏi không thể kiểm soát được khi trẻ khóc quá mức mà rung lắc trẻ quá mạnh.

Các tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. Tổn thương nhẹ có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở. Nếu tổn thương nặng có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong; tổn thương tủy sống; thiểu năng trí tuệ; cảm giác hoặc nhận thức lý hóa bất thường.

Do đó bạn cần hiểu biết những dấu hiệu báo động dưới đây để kịp thời cứu đứa trẻ. Tùy theo mức độ tổn thương nặng hay nhẹ mà những triệu chứng xuất lộ như: nhẹ thì thấy trẻ giảm linh hoạt, lờ đờ, ngủ gà ngủ gật, không hoặc ít khi mỉm cười. Nặng hơn trẻ sẽ không nhìn được, dễ co giật, nôn mửa. Trường hợp trầm trọng trẻ có các biểu hiện ngừng thở, tím tái, hôn mê... khi đó nếu không cấp cứu kịp, trẻ có thể tử vong.

Để ngăn ngừa hội chứng này, cha mẹ và người thân cần tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột. Ảnh minh họa

Để ngăn ngừa hội chứng này, cha mẹ và người thân cần tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột.

(Ảnh minh họa)

Cách phòng tránh hội chứng trẻ bị lắc

Để ngăn ngừa hội chứng này, cha mẹ và người thân cần tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột như:

  • Rung lắc nôi đối với trẻ nhỏ.

  • Không bế thốc ngược trẻ.

  • Không xốc vác trẻ gấp gáp.

  • Khi nô đùa không tung hứng trẻ .

  • Không tát đánh vào tai, đầu hay mặt trẻ.

  • Không nên để người đang tức giận bế ẵm trẻ.

Cách sơ cứu trẻ bị hội chứng rung lắc

Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc hội chứng rung lắc, phụ huynh cần:

  • Gọi xe cấp cứu, không nên vận chuyển bằng các phương tiện thông thường.

  • Không gắng lắc thêm làm cho trẻ tỉnh lại, không cho trẻ ăn, bú.

  • Nếu trẻ ngừng thở trước khi có cấp cứu hỗ trợ, cần phải tiến hành hô hấp nhân tạo.

  • Nếu chấn thương cổ nên cố định cổ và tránh xoay trở trẻ

  • Nếu trẻ nôn và không có chấn thương cổ, cần xoay nhẹ đầu trẻ về một bên để tránh sặc và ngừng thở.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cẩn thận hội chứng rung lắc ở trẻ.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 23/05/2025

    Chấy rận: Những điều bạn cần biết

    Chấy là loài côn trùng sáu chân nhỏ xíu bám vào da đầu và cổ của bạn và hút máu người. Mỗi con chấy chỉ có kích thước bằng một hạt vừng, vì vậy chúng rất khó phát hiện.

  • 22/05/2025

    6 loại thực phẩm giúp răng trắng đẹp

    Một số thực phẩm có khả năng làm răng trắng hơn nhờ tác động cơ học giúp loại bỏ mảng bám, kích thích tiết nước bọt làm sạch khoang miệng, hoặc chứa các hợp chất tự nhiên có thể giúp làm sáng răng nhẹ nhàng.

  • 22/05/2025

    Thêm bằng chứng cho thấy vaccine HPV giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

    HPV là virus lây truyền qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, liên quan đến nguy cơ cao mắc nhiều dạng ung thư khác nhau.

  • 21/05/2025

    Chế độ dinh dưỡng tham khảo cho người hẹp van động mạch chủ

    Chế độ ăn đóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý và hỗ trợ điều trị hẹp van động mạch chủ. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • 21/05/2025

    Hướng dẫn giảm căng thẳng trong mùa thi

    Các bài kiểm tra và kỳ thi là một phần quan trọng trong quá trình học tập, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều áp lực cho học sinh và cả những người chăm sóc các em. Việc tìm cách giảm căng thẳng và hỗ trợ học sinh trong giai đoạn này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tinh thần và kết quả học tập tốt nhất.

  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm