Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sai lầm nên tránh khi xử trí đột quỵ não

PGS.TS.BS Hoàng Bùi Hải – Trưởng Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hướng dẫn người nhà bệnh nhân đột quỵ cách xử trí đúng đắn để giảm nguy cơ tử vong, di chứng.

Cơn đột quỵ cấp xuất hiện đột ngột và gây ra hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng.

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Hậu quả là não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút, nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não sẽ bắt đầu tổn thương nghiêm trọng.

Là người có kinh nghiệm dày dặn trong cấp cứu và điều trị đột quỵ, PGS.TS.BS Hoàng Bùi Hải – Trưởng Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, kiêm Trưởng Đơn vị đột quỵ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hiểu rõ, sự sống của người bệnh đột quỵ được tính từng phút, từng giây. “Thời gian là não, cứ 1 phút trôi qua, có 1,9 triệu neuron mất đi ở vùng nhồi máu não. Bệnh nhân ngay lập tức phải được đưa tới bệnh viện có khả năng điều trị gần nhất”, BS Hải chia sẻ.

Theo thống kê của Hội Đột quỵ Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người mới mắc tai biến mạch máu não, trong đó có tới 50% tử vong. Những người sống sót sau tai biến cũng có tới 92% mắc di chứng về vận động, 27% gặp di chứng nặng.

BS Hải nhấn mạnh các dấu hiệu FAST giúp phát hiện sớm đột quỵ:

  • F(Face): Méo miệng, yêu cầu người bệnh cười hở miệng, xem một bên mặt có bị xệ xuống hoặc đơ cứng.

  • A(Arm): Yếu liệt tay chân cùng bên, yêu cầu người bệnh đưa cả hai tay lên, quan sát có tay nào bất động hoặc yếu hơn.

  • S(Speech): Yêu cầu người bệnh lặp lại những cụm từ đơn giản, nếu người bệnh có ngôn ngữ bất thường, không lặp lại được, không nghe hiểu thì cần đề phòng đột quỵ.

  • T(Time): Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng gọi 115 để được đánh giá, hướng dẫn xử trí. Đột quỵ thể nhồi máu não cần cấp cứu tối khẩn cấp trong 4,5 giờ.

Những việc nên làm khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ não

Những việc nên làm khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ não.

Trước khi đưa bệnh nhân tới bệnh viện, BS Hải khuyến cáo người nhà không để bệnh nhân té ngã; Nên đặt nằm nghiêng để phòng ngừa nôn, hít sặc vào phổi.

Khi vận chuyển bệnh nhân, cần đưa đi ở tư thế nằm và đảm bảo an toàn, tránh va chạm phần cơ thể bị yếu, nên tốt nhất gọi xe cứu thương hoặc đi bằng ô tô. Các bác sĩ đã ghi nhận nhiều trường hợp chở người bệnh bằng xe máy, gây bỏng bô xe máy chân bệnh nhân, gây thêm gánh nặng cho quá trình điều trị.

Khi đưa bệnh nhân tới bệnh viện, người nhà cần nhớ thời gian khởi phát triệu chứng đột quỵ; Ghi nhớ cân nặng, tiền sử bệnh, thuốc điều trị đang sử dụng và phối hợp với bác sĩ nếu có chỉ định can thiệp.

Bác sĩ khuyến cáo, tuyệt đối không cạo gió, bấm huyệt, chích máu đầu ngón tay hay tự ý cho bệnh nhân dùng thuốc

Bác sĩ khuyến cáo, tuyệt đối không cạo gió, bấm huyệt, chích máu đầu ngón tay hay tự ý cho bệnh nhân dùng thuốc

Câu hỏi các bác sĩ thường gặp từ người nhà là có cần thiết làm gì để tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân. BS Hải chia sẻ, tốt hơn hết, người nhà không nên chờ bệnh nhân khỏe lại; Không cạo gió hay chích máu đầu ngón tay; Không cho bệnh nhân ăn uống hay tự ý dùng bất cứ thuốc nào, kể cả thuốc hạ huyết áp. Thực hiện những việc làm này có thể khiến bệnh nặng hơn, chậm trễ thời gian đến bệnh viện, ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

Đột quỵ nguy hiểm nhưng có thể dự phòng từ sớm nhờ chủ động tầm soát các yếu tố nguy cơ như: Béo phì, bệnh tim mạch, tăng huyết áp… Kiêng hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, thường xuyên tập thể dục kết hợp chế độ ăn lành mạnh góp phần giảm nguy cơ đột quỵ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cảnh giác với bệnh gây đột quỵ não ở phụ nữ trẻ.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm