Tại sao vào dịp Tết, trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hoá?
Tết Nguyên Đán là cơ hội để mọi người trong gia đình cùng nhau quây quần, sum vầy. Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có những rối loạn về giờ giấc sinh hoạt dẫn tới hoạt động của hệ tiêu hoá bị đảo lộn. Điều này khiến trẻ không được ăn đúng bữa, đúng giờ ăn hằng ngày, có khi ăn quá no, có khi lại quá đói. Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng đường ruột và gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, Tết là dịp mà các bé được ăn thoả thích các loại thực phẩm không lành mạnh như bánh kẹo, mứt, đồ khô chứa nhiều đường, phẩm màu, chất bảo quản và các đồ chế biến sẵn, đồ chiên rán và đặc biệt là các loại đồ uống có ga. Điều này là lý do khiến các bé từ chối ăn vào các bữa chính và kéo theo các nguy cơ về sức khoẻ như lượng đường trong máu tăng, sâu răng,…
Bên cạnh đó, trong mâm cơm ngày Tết thường thiếu các loại rau, hoa quả nhưng phần lớn lại là các loại bánh, đồ nếp, các món thịt,... Ngoài ra, các gia đình cũng có thói quen tích trữ thực phẩm trong tủ lạnh, đồ chế biến sẵn. Việc chế biến, bảo quản thức ăn không đảm bảo sẽ dẫn tới giảm sút về chất lượng thực phẩm và có những tác động không tốt đến hệ tiêu hoá của trẻ.
Những triệu chứng thường gặp ở trẻ rối loạn tiêu hoá
Những thay đổi về chế độ ăn uống cũng như lối sống sinh hoạt vừa kể trên sẽ kéo theo rất nhiều triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hoá. Các biểu hiện phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và độ tuổi, cụ thể như:
Các mẹo chữa rối loạn tiêu hoá cho trẻ trong những ngày tết
Không nên để giờ giấc sinh hoạt của trẻ bị rối loạn quá nhiều. Trẻ cần được ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ như những ngày bình thường. Để làm được điều này, mẹ có thể chuẩn bị sẵn thức ăn mang theo như một vài hộp sữa, sữa chua, … và một số món ăn nhẹ khi đi chơi xa đề phòng trẻ bị nhỡ cữ ăn.
Đảm bảo chế độ ăn lành mạnh, cân bằng giữa các nhóm chất, đặc biệt là các loại rau củ và hoa quả. Bằng cách xay nhỏ các loại rau, ninh nhừ củ quả hoặc làm sinh tố, hoa quả dầm để giúp trẻ tăng cường bổ sung Vitamin, khoáng chất.
Kiểm soát việc trẻ ăn những thực phẩm không lành mạnh như bánh, kẹo ngọt, đồ uống có ga.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ việc lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.
Với những trẻ có rối loạn tiêu hoá nhẹ, trẻ vẫn tỉnh táo, nôn, tiêu chảy không nhiều hoàn toàn có thể chăm sóc tại nhà bằng cách bù đủ lượng nước, cho trẻ ăn những thức ăn dễ hấp thu nhưng đầy đủ dưỡng chất như cháo, súp,…
Không nên thay đổi quá nhiều chế độ ăn của trẻ cũng như không nên kiêng khem quá mức khiến trẻ không đủ năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu phục vụ cho quá trình hồi phục của cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng các chế phẩm giúp hỗ trợ tiêu hoá như sữa chua, men tiêu hoá, men vi sinh,…
Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng kháng sinh tuỳ tiện. Nếu trẻ có các triệu chứng nguy hiểm như tiêu chảy kéo dài, sốt cao, co giật,… cần đưa ngay đến các cơ sở Y tế để điều trị kịp thời.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.