Bệnh thủy đậu có thể để lại sẹo nếu không được chăm sóc đúng cách.
Vì sao bệnh thủy đậu dễ để lại sẹo ở trẻ?
Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào cuối Đông, đầu Xuân, kéo dài sang Hè.
Khi mắc thủy đậu, trẻ thường có các triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện những nốt ban đỏ, bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân.
Đặc trưng của các ban đỏ là mọc nhiều đợt trên cùng một vùng da, nên có thể thấy chúng ở nhiều mức độ khác nhau, từ nốt sẩn, bọng nước trong, bọng nước đục hoặc đóng vẩy.
Bệnh thủy đậu kéo dài từ 7 - 10 ngày, nếu chăm sóc, điều trị đúng sẽ không có biến chứng, những mụn nước sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Nhưng ngược lại, nếu chăm sóc, điều trị không đúng, các mụn nước có thể nhiễm trùng để lại sẹo, thậm chí nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm não…
Cha mẹ cần làm gì tránh để lại sẹo ở trẻ?
Nguyên tắc điều trị bệnh thủy đậu là vệ sinh da sạch sẽ. Điều này giúp hạn chế tình trạng ngứa ngáy, từ đó giảm hoạt động cào gãi của trẻ làm lây lan thủy đậu đến các vùng da khác. Ban đầu, mụn thủy đậu chứa đầy dịch, sau thì những nốt này sẽ dần hồi phục, đóng vẩy và khô lại.
Đối với nốt thủy đậu bị vỡ, bệnh nhi sử dụng các loại thuốc sát trùng nhẹ để thoa. Các loại thuốc này sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể tùy theo tình trạng bệnh. Ở giai đoạn này, tuyệt đối không áp dụng các phương pháp điều trị sẹo khi tổn thương da chưa lành hẳn, chỉ điều trị sẹo thủy đậu khi các vết thương đã lên da non.
Trong trường hợp có nhiều nốt phỏng bị vỡ hoặc các nốt này có dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách chăm sóc và kiêng cữ khi bị thủy đậu.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.
Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.