Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách làm giảm đau xoang tại nhà

Bạn có thể bị đau đầu, đau vùng trán, sau hốc mắt, cảm giác đau như dao đâm, đau nhói nếu bị tăng áp lực trong các xoang. Bạn sẽ lo lắng tìm cách nhanh nhất để giảm đau? Làm loãng chất nhầy trong các xoang giúp các dịch nhầy thoát ra khỏi xoang là cách nhanh chóng để giảm áp lực đó.

Viêm xoang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tăng áp lực trong các xoang. Viêm xoang là khiến các xoang sưng nề, tăng tiết dịch nhầy thường do nhiễm trùng. Tình trạng này phổ biến và thường tự khỏi trong vòng 4 tuần. Nhưng thuốc có thể giúp ích nếu bệnh kéo dài.

Viêm xoang là bệnh thường gặp sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm. Các triệu chứng chính của viêm xoang bao gồm:

  • Đau, sưng và đau quanh má, mắt hoặc trán
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Giảm khứu giác
  • Nhiều dịch tiết nhầy ở mũi màu xanh lá cây hoặc màu vàng
  • Sốt cao

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau đầu
  • Đau răng
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Ho
  • Cảm giác tăng áp lực trong tai
  • Bạn cũng có thể ngáy vào ban đêm và phát ra âm thanh mũi khi nói.
  • Trẻ nhỏ sẽ dễ cáu kỉnh, khó bú, khó thở và thở bằng miệng.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm xoang  bao gồm:

  • Dị ứng hoặc cảm lạnh làm tăng tiết dịch đường hô hấp làm tắc nghẽn xoang
  • Cấu trúc giải phẫu bị thay đổi (ví dụ, lệch vách ngăn hoặc polyp mũi)
  • Thay đổi độ cao (khi đang bay hoặc lặn biển)
  • Xơ nang, một tình trạng sức khỏe gây ra chất nhầy dày, dính làm tăng nguy cơ phát triển của vi khuẩn
  • Sưng Amidan
  • Trẻ đi học
  • Hút thuốc
  • Hệ miễn dịch kém

Đọc thêm tại bài viết: Những điều cần biết về viêm xoang mạn tính

Cho dù cơn đau xoang của bạn là do cảm lạnh hay nhiễm trùng do vi khuẩn, đây là cách bạn có thể giảm bớt:

  • Hãy thử rửa mũi bằng nước muối. Các bác sĩ hoặc dược sĩ có thể tư vấn cho bạn một loại thuốc xịt nước muối đơn giản. Xịt nước muối sẽ làm giảm sưng xoang và giúp làm tan chất nhầy đang làm tắc nghẽn mũi của bạn. Bạn có thể sử dụng nước muối xịt tới sáu lần một ngày mà không phải lo lắng về tác dụng phụ. Bạn cũng có thể tự làm nước muối xịt mũi. Các bác sĩ hoặc dược sĩ có thể hướng dẫn bạn cách tự pha chuẩn bị nước muối tại nhà tuy nhiên bạn cần đảm bảo rằng nước bạn sử dụng là nước cất hoặc đã đun sôi chứ không phải nước trực tiếp từ vòi.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm. Các xoang bị nghẹt phản ứng tốt với không khí ẩm. Sử dụng máy tạo độ ẩm, đặc biệt là khi bạn ngủ vào ban đêm, sẽ giúp xoang luôn thông thoáng và giảm áp lực trong các xoang. Bạn cũng có thể thử ngồi trong phòng tắm để xông hơi sau khi tắm nước nóng hoặc lấy một ít nước ấm vào một chiếc bát và tự xông hơi hít thở để giảm đau nhanh hơn.
  • Chườm ấm. Bạn có thể áp dụng phương pháp chườm ấm để giảm sưng tấy và đau nhức bằng cách chườm khăn ấm lên trán, mắt và má.
  • Sử dụng thuốc xịt thông mũi không kê đơn. Những loại thuốc này làm giảm tắc nghẽn và giúp giảm đau, đặc biệt là khi bị cảm lạnh. Bạn có thể dùng chúng dưới dạng thuốc xịt mũi, dạng nhỏ siro hoặc thuốc viên. Nếu bạn sử dụng thuốc xịt thông mũi, không nên sử dụng quá 3 ngày. Nếu sử dụng lâu hơn, các loại thuốc xịt thông mũi có thể khiến tình trạng nghẹt mũi của bạn trở nên trầm trọng hơn chứ không thuyên giảm.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Các loại thuốc như Acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen có thể giúp bạn làm giảm đau xoang. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không bao giờ được cho trẻ em hoặc thiếu niên dùng aspirin để giảm đau. Aspirin có thể nguy hiểm cho trẻ khi sử dụng.

Bạn không nên cố gắng tự điều trị cơn đau xoang nếu có các triệu chứng như:

  • chảy dịch nhầy màu vàng hoặc xanh
  • sốt dai dẳng hoặc cứng cổ
  • đau kéo dài hơn 24 giờ
  • cảm giác đau yếu mệt hoặc ngứa ran
  • buồn nôn hoặc nôn kéo dài

Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng nặng ở xoang và có thể cần dùng kháng sinh. Nếu bạn bị đau xoang do cảm lạnh mà không thuyên giảm sau 10 ngày thì bạn nên đi khám bác sĩ. Bạn có thể cần một loại thuốc kháng sinh hoặc một phương pháp điều trị khác để cải thiện tình trạng viêm, đau xoang của mình.

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Tổng hợp)
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm