Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

'Điểm mặt' các rối loạn tâm thần thường gặp do học online

Do đại dịch COVID-19, con em chúng ta phải học ở nhà, qua mạng internet với máy tính hoặc điện thoại, được gọi là học online. Việc học online kéo dài khiến trẻ có nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần.

Nhiều bệnh tật đã phát sinh trong quá trình học online của học sinh, sinh viên. Dưới đây là một số rối loạn tâm thần thường gặp.

1. Nghiện game online

Các cháu học một mình trong phòng kín, bố mẹ thì phải đi làm, không ai có thể giám sát được các cháu. Vậy là nhiều cháu sau khi điểm danh vào lớp thì chuyển sang chơi game. 

Lúc này, các cháu sẽ thoải mái chơi game, thầy cô giáo không thể giám sát hết lớp học online, còn gia đình thì từ lâu đã để các cháu... tự quản.

Tổ chức Y tế thế giới (năm 2018) quy định nghiện game là chơi game được trên 1 năm và việc chơi game đã ảnh hưởng rõ ràng đến các chức năng học tập, quan hệ xã hội... 

Chúng ta đã bước sang năm thứ 2 học online, nhiều cháu từ trước đã là các game thủ, giờ càng chơi game nhiều hơn. Các cháu trước đây chỉ thỉnh thoảng chơi game, giờ cơ hội chơi game đã đến, nhanh chóng đuổi kịp và vượt các đàn anh, đàn chị trên game trường về mức độ đam mê, thời gian chơi game và hậu quả là học hành sút kém.

Chỉ cần chơi game mỗi ngày trên 4 giờ, thời gian liên tục (ngày nào cũng chơi game) trên 1 tháng là sẽ phát triển thành nghiện game. Tiêu chuẩn này quá dễ để đạt được. Sáng trẻ chơi 3 giờ, chiều 1 giờ, tối 1 giờ, vậy là đã có 5 giờ chơi game mỗi ngày!. 

Học online dài ngày khiến nhiều trẻ nghiện game.

(Ảnh minh họa)

Chiều bố mẹ đi làm về thì cứ ngỡ con mình đang chăm chỉ học bài trên máy tính. Buổi tối, nếu có bị bố mẹ bắt gặp thì trẻ sẽ lý luận rằng con vừa chơi game, rằng con mới giải lao...

Người chơi game do dành hết tâm huyết vào game nên sẽ không chú ý đến học hành, ăn uống thất thường, bỏ hết mọi quan hệ xã hội ngoài cuộc sống thực, luôn than phiền mệt mỏi và buồn ngủ. 

Vì vậy các bậc phụ huynh nếu thấy con em mình có các dấu hiệu trên, cần phải nghi ngờ và bí mật tìm hiểu để kịp thời phát hiện, tránh để trẻ nghiện game rồi mới biết thì đã muộn.

Để cai nghiện game, trẻ phải được điều trị nội trú trong khoa tâm thần bằng thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm mới. Sau cai nghiện, bệnh nhân cần phải từ bỏ internet (hết học online), uống thuốc củng cố tối thiểu 6 năm.

2. Lo âu do học online

Học online không thể gây lo âu ở người bình thường, mà chỉ thúc đẩy sự khởi phát ở những người có nguy cơ bị lo âu và làm tái phát hoặc nặng thêm những người đã có lo âu trước đó.

Học online thúc đẩy lo âu xuất hiện và phát triển là do màn hình của các thiết bị điện tử mà học sinh, sinh viên sử dụng (điện thoại di dộng, máy vi tính) đều phát ra các ánh sáng xanh khiến não bị kích thích nên lo âu gia tăng.

Trẻ lo lắng quá mức thường xuyên, lo lắng về bất kì một chuyện gì, bồn chồn, đứng ngồi không yên, đánh trống ngực, ra nhiều mồ hôi, lòng bàn tay, bàn chân, đau mỏi vùng cổ gáy, đầy bụng, đái rắt, run tay...

Học online dài ngày khiến trẻ dễ sinh rối loạn lo âu.

(Ảnh minh họa)

Ngoài ra, trẻ còn khó tập trung chú ý và khó ghi nhớ, khó vào giấc ngủ, dễ mệt khi phải cố gắng nhẹ. Vì thế kết quả học tập của trẻ sẽ rất sút kém. Lo lắng và bồn chồn quá mức có thể khiến trẻ xuất hiện ý định và hành vi tự sát.

Khi các bậc phụ huynh phát hiện ra con em mình luôn lo lắng quá mức, bồn chồn, than phiền không thể chú ý và ghi nhớ, run tay, lòng bàn tay luôn ẩm ướt mồ hôi cần nghĩ đến lo âu và đưa trẻ đi khám bệnh tại bác sĩ tâm thần.

Bệnh nhân lo âu cần được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm và thuốc bình thần trong thời gian tối thiểu 5 năm.

3. Trầm cảm do học online

Cũng như lo âu, trầm cảm không tự nhiên xuất hiện. Học online chỉ là yếu tố thúc đẩy khiến trầm cảm xuất hiện, tái phát hoặc nặng lên ở bệnh nhân đã bị trầm cảm từ trước hoặc có nguy cơ bị trầm cảm.

Bệnh nhân có nét mặt ủ rũ, buồn bã, họ mất hết các sở thích vốn có (nghe nhạc, đọc sách, chơi thể thao), than phiền mệt mỏi, mất năng lượng, rằng chỉ nguyên việc vệ sinh cá nhân buổi sáng đã khiến họ kiệt sức.

Bệnh nhân còn than phiền ăn không ngon miệng nên ăn ít, sút cân rõ ràng, khó vào giấc ngủ, ngủ được rất ít, giấc ngủ không sâu và thức dậy rất sớm. Họ cảm thấy rất khó chịu khi thức giấc.

Bệnh nhân còn than phiền chán nản, buồn, bi quan mà không có lý do gì. Bệnh nhân luôn khăng khăng mình kém cỏi so với bạn bè, làm xấu mặt bố mẹ vì học kém. 

Ngoài ra, bệnh nhân có lo lắng nhiều, khó chú ý, khó ghi nhớ bài học hoặc những việc mà bố mẹ dặn phải làm, hay quên làm bài tập cô giáo giao.

Một số trẻ có ý định và hành vi tự sát. Các em thường chọn lúc gia đình không có ai ở nhà để hành dộng (không bị ai cản trở). Các em có thể uống thuốc quá liều (paracetamol), dùng thuốc bảo vệ thực vật, bả chuột, thắt cổ, dùng dao cắt mạch máu và nhảy từ nhà cao tầng xuống...

Trẻ dễ bị trầm cảm khi phải học online dài ngày.

(Ảnh minh họa)

Trước khi có hành vi tự sát, trẻ thường biểu hiện bi quan, chán nản và tuyệt vọng. Trẻ có thể chia sẻ ý định tự sát với bạn bè, với anh chị và với cả bố, mẹ. Tiếc là nhiều người chỉ coi đó là câu nói đùa nên không có thái độ nghiêm túc phòng chống.

Đôi khi, trẻ đem tặng các đồ dùng mà mình yêu thích cho người khác trước khi tự sát. Hành động này cũng cần được bố mẹ chú ý.

Các bậc phụ huynh khi thấy con mình buồn vô cớ, chán ăn, sút cân, mất ngủ, lo lắng, tuyệt vọng, mất các sở thích cũ thì cần đưa trẻ đi khám bệnh ở bác sĩ tâm thần để được khám và điều trị kịp thời.

Bệnh nhân lo âu, trầm cảm có ý định và hành vi tự sát cần được điều trị nội trú BẮT BUỘC. Các trường hợp khác có thể điều trị ngoại trú bằng thuốc chống trầm cảm và an thần kinh mới trong tối thiểu 3 năm.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Một số rối loạn tâm thần hậu COVID hay gặp.

PGS.TS. Bùi Quang Huy - Chủ nhiệm khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm