Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phải sinh bằng được con trai gây mất cân bằng giới tính khi sinh, nhiều bà mẹ bị rối loạn tâm thần

Áp lực phải sinh con trai có thể dẫn đến trầm cảm, lo âu, mất ngủ, thậm chí có thể tự sát... Điều này không phải ai cũng biết. Tâm lý phải sinh con trai là nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta càng thêm trầm trọng.

Rối loạn tâm thần vì áp lực phải sinh bằng được con trai

Chị H., quê ở một vùng nông thôn, đến khám bệnh cùng con gái với lý do vì mất ngủ, mệt mỏi, buồn chán. Cô con gái kể: Mẹ cháu bị bệnh từ nhiều tháng nay rồi, nhưng một tuần nay bệnh nặng lên, mẹ cứ đi hết nhà người này đến nhà người khác, không muốn về nhà mình…

Khi tôi hỏi thế bố cháu đâu, sao không đưa đưa mẹ cháu đi khám? Nước mắt chị cứ chảy ròng...

Còn cô con gái giãi bày: Mẹ cháu đẻ hai chị em cháu là gái, bố cháu đã bỏ đi từ nhiều năm nay. Lúc bố cháu bỏ đi thì mẹ cháu đang mang thai em trai mà bố cháu không biết.

Sau khi bố cháu đi có lấy một người khác và có đẻ được một em trai, ở cách nhà cháu 3km thôi nhưng cũng không quan tâm gì đến mẹ cháu và chúng cháu cả. Mẹ cháu bệnh từ đó đến nay, nhưng gần đây bệnh nặng hơn.

Người phụ nữ chịu nhiều tổn thương về tinh thần do việc cố sinh con trai.

Cũng cùng lý do vì chồng muốn sinh con trai để nối dõi tổ tiên, chồng chị M. cũng đã bỏ đi với người khác để mong rằng mình sẽ có được cậu con trai. Mẹ con chị đã phải đi thuê nhà ở, để lại căn nhà nơi chị và các con đã ở bao nhiêu năm cho bố. Chị đã mạnh mẽ vượt qua được điều đó nhưng con gái chị, một cô bé xinh xắn, đang là sinh viên đại học năm thứ nhất đã không vượt qua được sự tủi thân, đau khổ, có lúc không muốn sống. Chị đã phải đưa con đi khám vì căn bệnh trầm cảm.

Đó chỉ là hai trong những trường hợp có những rối loạn tâm thần liên quan đến việc không đẻ được con trai, chồng bỏ đi với người khác. Mặc dù chúng ta đã có nhiều tuyên truyền, vận động, giải thích nhưng tư tưởng trọng nam hơn nữ vẫn còn nặng nề và phổ biến từ nông thôn đến thành phố.

Nhiều hệ lụy khi chỉ chăm chú đến sinh và coi trọng con trai

Việc tìm mọi cách để có được con trai khiến gia đình không còn được vẹn toàn, nhiều mâu thuẫn căng thẳng xảy ra, đặc biệt với người phụ nữ được cho là "không biết đẻ con trai" sẽ chịu nhiều áp lực về tinh thần cũng như về kinh tế, sẽ gặp phải những căn bệnh như trầm cảm, lo âu, stress

Những trẻ gái trong gia đình có ông bố tìm mọi cách sinh được con trai cũng chịu những tác động tiêu cực về tâm lý do có những cách ứng xử không công bằng hoặc bất công với con gái, dẫn đến tổn thương về tâm lý.

Có những gia đình chỉ sinh con gái, dù người chồng không cố tìm mọi cách sinh con trai nhưng người phụ nữ "không biết đẻ" vẫn phải chịu sự chỉ trích của nhà chồng, của mẹ chồng, và luôn canh cánh tìm mọi cách giữ chồng. Điều này cũng dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Những ông chồng vì lý do nào đó chưa gửi gắm được cậu con trai nối dõi cũng đau khổ và không ít người đã tìm đến với bạn rượu và trở thành những con ma men, nhất là trong những lúc họp họ hàng hay giỗ tết với những câu nói như: Ngồi mâm dưới….

Trẻ em gái cũng chịu nhiều tổn thương tinh thần do việc mong muốn sinh con trai trong gia đình.

Những quan niệm hủ tục như xuất giá tòng phu đã khiến người phụ nữ gần như phải chăm lo gia đình nhà chồng, có trách nhiệm với gia đình nhà chồng, còn gia đình nhà mình thì không được quan tâm, không được về nhiều.

Những khó khăn về kinh tế khi phải nuôi một số lượng con quá nhiều vì cố đẻ được con trai, có thể lên đến 5, 6 người con, việc nuôi dạy sẽ không đảm bảo về kinh tế cũng như về mặt tinh thần.

Sinh con trai, nhiều gia đình quá chiều chuộng, những trẻ này luôn cho mình là người có quyền được hưởng thụ, mọi người khác phải phục vụ mình, trẻ không biết làm gì, không biết quan tâm chăm sóc người khác.

Kể cả khi lớn lên cũng không biết làm công việc gì, sống vô trách nhiệm với bản thân, với người trong gia đình. Nhiều trẻ sa vào chơi game, đua đòi, tệ nạn xã hội và đến lúc này thì nhiều ông bố bà mẹ lại phải đi khám tâm thần vì lo lắng quá với cậu quý tử của mình.

Những trẻ sinh ra bởi những ông bố bà mẹ cố tìm mọi cách sinh con trai thường là những ông bố bà mẹ đã có tuổi, không ít trường hợp trẻ sinh ra mắc những chứng bệnh như bệnh Down, chậm phát triển trí tuệ hoặc những dị tật bẩm sinh.

Làm thế nào để giảm bớt sự phân biệt đối xử trọng nam hơn nữ?

Trước tiên sự thay đổi này phải bắt đầu từ chính phụ nữ. Những người phụ nữ cần phải chủ động trong cuộc sống của mình về mặt kinh tế cũng như xã hội. Khi phụ nữ chủ động về mọi mặt, không phụ thuộc vào nam giới thì vai trò của họ cũng được khẳng định.

Các bạn nữ, nhất là các bạn trẻ, cần phải học tập, nâng cao trình độ kiến thức và có quan điểm "sống không phụ thuộc", hãy khẳng định mình, xã hội sẽ phải có cái nhìn khác về bạn.

Tạo hóa đã rất công bằng, với tỉ lệ nhiễm sắc thể X:Y là 1:1. Vì vậy tỉ lệ nam và nữ là 1:1. Chúng ta hãy theo những gì tự nhiên, tạo ra sự cân bằng giới tính đảm bảo sự phát triển ổn định của xã hội.

Xã hội cần có những thay đổi về nhận thức, quan niệm về con trai, con gái, có cái nhìn công bằng hơn đối với phụ nữ. Thực tế đã chứng minh rất nhiều gia đình thành đạt, ấm êm nhờ con gái. Nhiều phụ nữ đã chứng tỏ vai trò và vị thế của mình trong xã hội, không hề thua kém nam giới. Xóa bỏ bất bình đẳng giới, đem lại sự công bằng cho phụ nữ, góp phần làm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức đáng báo động hiện nay ở nước ta.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hà Nội đang ở mức báo động.

TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền - Chuyên gia tâm thần - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm