Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thường xuyên gặp ác mộng về đêm – một tình trạng rối loạn tâm thần

Ngủ mơ thấy ác mộng là một điều chắc hẳn chúng ta từng gặp phải một lần trong đời. Đó là một giấc mơ rất đáng lo ngại, liên quan đến cảm giác vô cùng tiêu cực, gây lo lắng hoặc sợ hãi và có thể đánh thức bạn giữa giấc. Ác mộng thường gặp ở trẻ em, nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, và thi thoảng gặp phải ác mộng có thể không có gì đáng lo ngại. Nhưng một số người gặp phải tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần, và nó có thể coi là một rối loạn tâm thần. Hãy cùng tìm hiểu về chứng rối loạn này trong bài viết dưới đây.

Ngủ mơ thấy ác mộng và rối loạn ác mộng

Ác mộng thường bắt đầu ở em từ 3 đến 6 tuổi và có xu hướng giảm dần sau 10 tuổi. Trong độ tuổi thanh thiếu niên và thanh niên, trẻ gái thường gặp ác mộng nhiều hơn trẻ trai. Một số người vẫn gặp phải tình trạng này khi trưởng thành hoặc thậm chí là gặp trong suốt cuộc đời của họ.

Mặc dù gặp ác mộng là phổ biến, nhưng rối loạn ác mộng lại tương đối hiếm. Đây là tình trạng khi những cơn ác mộng xảy ra thường xuyên, gây đau khổ, gián đoạn giấc ngủ, gây khó khăn cho hoạt động ban ngày hoặc tạo ra cảm giác sợ hãi khi đi ngủ.

Các triệu chứng của rối loạn ác mộng

Khả năng gặp phải ác mộng thường sẽ rơi vào nửa sau của đêm ngủ. Những cơn ác mộng có thể xảy ra hiếm khi, hoặc cũng có thể liên tục, thậm chí vài lần trong đêm. Chúng thường xảy ra ngắn gọn, nhưng lại khiến bạn tỉnh giấc và khó có thể ngủ trở lại sau đó.

Một cơn ác mộng có thể mô tả với các đặc điểm như:

  • Giấc mơ có vẻ sống động và có thật kèm theo cảm giác rất khó chịu, thường trở nên đáng lo ngại hơn khi giấc mơ có thiên hướng mở ra
  • Cốt truyện trong mơ thường liên quan đến các mối đe dọa đối với sự an toàn hoặc sự sống còn, nhưng nó có thể có rất nhiều các chủ đề đáng lo ngại khác
  • Đánh thức giấc ngủ
  • Cảm thấy sợ hãi, lo lắng, tức giận, buồn bã hoặc ghê tởm do kết quả của giấc mơ
  • Đổ mồ hôi hoặc có tim đập thình thịch khi ở trên giường
  • Nhớ và suy nghĩ rõ ràng, chi tiết khi thức dậy
  • Giấc mơ gây ra sự đau khổ khiến không thể dễ dàng quay trở lại giấc ngủ

Gặp phải ác mộng chỉ được coi là một chứng rối loạn nếu gặp phải các yếu tố như:

  • Xuất hiện thường xuyên
  • Gây tình trạng đau khổ hoặc suy giảm tinh thần nghiêm trọng trong ngày, chẳng hạn như lo lắng hoặc sợ hãi dai dẳng, hoặc lo lắng trước khi đi ngủ về việc có thể gặp một cơn ác mộng khác
  • Gặp các vấn đề về khả năng tập trung hoặc trí nhớ, hoặc không thể ngừng nghĩ về những hình ảnh trong giấc mơ của mình
  • Ban ngày buồn ngủ, mệt mỏi hay thiếu năng lượng
  • Rắc rối trong xử lý các vấn đề hoạt động hàng ngày
  • Các vấn đề về hành vi liên quan đến giờ đi ngủ hoặc cảm giác sợ bóng tối
Khi nào đến gặp bác sĩ?

Những cơn ác mộng thi thoảng gặp phải thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu trẻ gặp ác mộng, hãy thông báo điều này với bác sĩ trong buổi đi khám sức khỏe định kỳ. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu gặp các cơn ác mộng kèm theo các dấu hiệu như:

  • Xảy ra thường xuyên và kéo dài theo thời gian
  • Thường xuyên làm gián đoạn giấc ngủ
  • Sợ đi ngủ
  • Gây ra các vấn đề về hành vi ở thời điểm ban ngày

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ác mộng

Rối loạn ác mộng còn được các bác sĩ gọi là chứng mất ngủ giả - một loại rối loạn giấc ngủ liên quan đến những trải nghiệm không mong muốn xảy ra khi đang ngủ, trong khi ngủ hoặc khi thức dậy. Ác mộng thường xảy ra trong giai đoạn ngủ được gọi là chuyển động mắt nhanh (REM). Nguyên nhân chính xác của những cơn ác mộng hiện tại vẫn chưa được biết.

Cơn ác mộng có thể được kích hoạt bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Căng thẳng hoặc lo lắng. Đôi khi những căng thẳng bình thường trong cuộc sống hàng ngày chẳng hạn như một vấn đề ở nhà hoặc ở trường học cũng có thể gây ra những cơn ác mộng. Một biến cố lớn trong cuộc đời có thể có gây tác động tương tự.
  • Chấn thương. Những cơn ác mộng thường xảy ra sau một tai nạn, chấn thương, lạm dụng thể chất hoặc tình dục, hoặc sự kiện đau thương khác gây ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý. Ác mộng cũng thường gặp ở những người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD).
  • Thiếu ngủ. Những thay đổi trong lịch trình khiến thời gian ngủ và thức giấc không đều hoặc làm gián đoạn hay giảm số lượng giấc ngủ có thể làm tăng nguy cơ gặp ác mộng. Mất ngủ có liên quan đến việc tăng nguy cơ gặp phải ác mộng.
  • Thuốc. Một số loại thuốc - bao gồm một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc chẹn beta, thuốc điều trị bệnh Parkinson và các loại thuốc giúp cai nghiện - có thể gây ra ác mộng.
  • Lạm dụng chất gây nghiện. Sử dụng hoặc cai nghiện rượu và ma túy có thể gây ra ác mộng.
  • Các rối loạn khác. Trầm cảm và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác có thể liên quan đến những cơn ác mộng. Ác mộng có thể xảy ra cùng với một số tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như bệnh tim hoặc ung thư. Mắc các chứng rối loạn giấc ngủ cũng gây cản trở giấc ngủ một cách đầy đủ và có thể liên quan đến việc gặp ác mộng.
  • Sách và phim đáng sợ. Đối với một số người, đọc những cuốn sách đáng sợ hoặc xem những bộ phim kinh dị, đặc biệt là trước khi đi ngủ có thể liên quan đến những cơn ác mộng.
Các yếu tố nguy cơ

Ác mộng phổ biến hơn khi các thành viên trong gia đình có tiền sử gặp ác mộng hoặc các chứng mất ngủ giả hay các chứng rối loạn trong giấc ngủ khác, chẳng hạn như nói mơ trong khi ngủ.

Biến chứng có thể gặp phải

Rối loạn ác mộng có thể gây ra các biến chứng bao gồm:

  • Buồn ngủ quá mức vào ban ngày, có thể dẫn đến khó khăn trong các hoạt động ở trường học hoặc nơi làm việc, hoặc các vấn đề với các công việc hàng ngày chẳng hạn như lái xe hay các công việc đòi hỏi sự tập trung
  • Các vấn đề về tâm trạng, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo lắng do những giấc mơ tiếp tục làm phiền cuộc sống hàng ngày
  • Sợ ngủ, hạn chế ngủ vì sợ sẽ có một giấc mơ tồi tệ khác
  • Suy nghĩ tự tử hoặc cố gắng tự sát

Tổng kết

Chứng rối loạn ác mộng ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và tinh thần của người gặp phải. Để có thể giảm thiểu và dự phòng những ảnh hưởng của tình trạng này, việc điều trị cần được chú trọng và người bệnh cần sự tư vấn của bác sĩ để có các can thiệp kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại: Tỉnh dậy trong tình trạng tim đập dồn dập?

Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

  • 22/04/2024

    6 dấu hiệu ở miệng bạn tuyệt đối không được bỏ qua

    Một số triệu chứng ở miệng có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang đưa ra cảnh báo về tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào đó.

  • 22/04/2024

    Những loại thuốc nên tránh khi đang mang thai

    Việc sử dụng một số loại thuốc trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và con.

  • 22/04/2024

    Bí quyết giữ làn da tươi trẻ, không lo suy giảm collagen

    Tuổi tác tăng cao gây suy giảm collagen, dẫn tới những dấu hiệu lão hóa trên da như nếp nhăn, da chảy xệ. Bạn nên chăm sóc da thế nào để duy trì đủ lượng collagen cho làn da tươi trẻ?

  • 22/04/2024

    Trà dành cho hội chứng ruột kích thích

    Uống trà thảo dược có thể làm dịu các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, một chứng rối loạn tiêu hoá mạn tính có thể gây đau bụng, đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy hoặc táo bón.

Xem thêm