Ảnh minh họa.
Các nghiên cứu quan sát trước đây cho thấy giấc ngủ kéo dài từ bảy đến tám tiếng có ảnh hưởng tích cực đến chức năng nhận thức, trong khi đó ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể gây suy giảm nhận thức lâu dài. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đều có quy mô nhỏ và không theo dõi trong một thời gian dài.
Một nghiên cứu gần đây kết hợp dữ liệu từ hai nghiên cứu quan sát lớn trên hai quần thể 9.254 người Anh và 10.811 người Trung Quốc. Khi những người này bắt đầu tham gia nghiên cứu, họ được hỏi ngủ khoảng trung bình bao nhiêu giờ một đêm. Sau đó 4-8 năm, những người này được đánh giá chức năng nhận thức chung, trí nhớ, chức năng điều hành và khả năng định hướng (nhận thức về bản thân, thời gian và không gian).
Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, những người ngủ ít hơn bốn giờ hoặc nhiều hơn tám giờ, chức năng nhận thức bị suy giảm nhiều hơn so với những người ngủ trung bình bảy đến tám tiếng. Những suy giảm quan sát thấy bao gồm chức năng nhận thức chung, trí nhớ, chức năng điều hành và khả năng định hướng. Những người này được các nghiên cứu viên theo dõi trong vài năm sau đó, chức năng nhận thức chung giảm nhiều hơn ở những người ngủ ít hơn bốn giờ hoặc nhiều hơn mười giờ. Cùng với đó, nghiên cứu này cũng cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho giả thiết ngủ từ bảy đến tám giờ mang lại ảnh hưởng tích cực tối ưu cho chức năng nhận thức.
Giấc ngủ ảnh hưởng đến chức năng nhận thức trong dài hạn như thế nào? Đầu tiên, giấc ngủ rất quan trọng cho quá trình củng cố trí nhớ, ngủ quá ít hoặc quá nhiều có thể tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ. Thêm vào đó, ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể tăng quá trình teo ở một số vùng não và tăng phản ứng viêm. Cuối cùng, giấc ngủ quá dài hoặc quá ngắn có thể tăng mức độ cuộn gập sai các protein trong não thường có mối liên quan với bệnh Alzheimer và là nguyên nhân trực tiếp tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Vậy làm cách nào để cải thiện giấc ngủ?
● Tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định mỗi ngày
● Tránh ăn và tập thể dục vài giờ trước khi đi ngủ
● Không sử dụng caffeine hoặc uống rượu trước khi đi ngủ
● Thư giãn trước khi đi ngủ
● Chỉ sử dụng giường của bạn cho việc ngủ và sinh hoạt tình dục
● Giữ cho phòng ngủ tối và thoải mái suốt đêm
Bạn vẫn khó ngủ dù đã thử nhiều cách, nên gặp bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra những vấn đề tiềm ẩn của sức khỏe có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn và có thể điều trị cho bạn nếu cần. Nếu bạn gặp những vấn đề dai dẳng liên quan đến giấc ngủ thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn, cần hỏi kỹ các thông tin về lợi ích và nguy cơ của thuốc ngủ, vốn là loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức. Một giấc ngủ tốt vào buổi tối là phương pháp quan trọng để giữ cơ thể và bộ não khỏe mạnh.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 4 lầm tưởng thường gặp về giấc ngủ.
Vitamin A từ lâu đã được biết đến với vai trò quan trọng tăng cường thị lực. Tuy nhiên nó còn có nhiều chức năng khác, đặc biệt nó hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm viêm và nâng cao khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe. Ngày nay các bậc cha mẹ đã được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung vi chất an toàn và hiệu quả.
Tampon là gì? Ai có thể dùng tampon? Con bạn có dùng được không? Chuyên gia sẽ hướng dẫn và giải thích cho bạn, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm khi dùng Tampon.
Trong mùa thi, nếu các sĩ tử chỉ miệt mài học mà không quan tâm chế độ dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khó có thể đạt kết quả như mong muốn.
Dưới đây là danh sách các chứng bất dung nạp thực phẩm phổ biến nhất. Bài viết cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu xem bất dung nạp thực phẩm khác với dị ứng thực phẩm như thế nào, cách phát hiện xem bạn có bất dung nạp thực phẩm hay không và bạn có thể làm gì nếu bất dung nạp một loại thực phẩm cụ thể.
Đối với người bệnh viêm khớp, thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà có thể trở thành một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể do bác sĩ chỉ định.
Một số thai phụ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiền sản giật... cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc thù phòng ngừa biến chứng cho cả mẹ và con.
1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời). Sau này còn 1 giai đoạn cuối cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì