Dưới góc nhìn của các chuyên gia, điều này thực sự lại là không đúng. Trên thực tế, khi uống rượu, chúng ta có cảm giác như đang mất đi một vài tế bào não và khiến chúng ta có những hành động kì quặc. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh được điều này, nhưng cũng không có nghĩa là rượu không ảnh hưởng tới não bộ.
1. Những điều cơ bản
Trước khi tìm hiểu về ảnh hưởng của rượu lên não bộ, bạn nên biết việc sử dụng rượu mức độ nào là ít hay là nhiều. Dưới đây là những mốc theo trung bình:
1 ly tiêu chuẩn được định nghĩa bao gồm:
2. Những ảnh hưởng ngắn hạn
Rượu – cụ thể là cồn trong rượu – được coi là một chất độc thần kinh và có thể ảnh hưởng lên não bộ theo cả trực tiếp và gián tiếp. Cồn trực tiếp đi vào trong máu ngay lập tức sau khi bạn uống rượu và chỉ mất dưới 5 phút để có thể đến não bộ. Trung bình, bạn mất khoảng 10 phút để bắt đầu cảm nhận được những ảnh hưởng đầu tiên của rượu.
Tác động đầu tiên và mạnh nhất xảy ra là quá trình giải phóng endorphin của não bộ. Đây là một hormone khiến bạn có cảm giác thoải mái và thư giãn. Điều này lý giải vì sao bạn uống rượu ở mức ít và trung bình sẽ giúp bạn thư giãn, thoải mái và còn cảm thấy hạnh phúc.
Khi bạn uống mức độ nhiều và tới mức say xỉn, cồn trong rượu có thể can thiệp vào đường truyền thông tin của não bộ và gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý thông tin của não bộ. Một số ảnh hưởng ngắn hạn khác có thể kể đến như:
Khi bạn uống quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể gặp phải tình trạng ngộ độc rượu. Điều này là do cồn vào trong máu và ảnh hưởng trực tiếp lên não quá nhanh, ảnh hưởng lên cả các chức năng cơ bản của cơ thể như:
Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng ngộ độc rượu có thể gây tổn thương não bộ nặng nề và có thể dẫn đến tử vong.
Tình trạng lạm dụng rượu bia trong thời gian dài có thể gây nên những ảnh hưởng lâu dài cho não bộ, bao gồm suy giảm các chức năng cũng như suy giảm trí nhớ.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng tình trạng teo não xảy ra phổ biến ở những người uống nhiều rượu. Thậm chí, một vài nghiên cứu gần đây còn tìm thấy bằng chứng cho việc uống rượu mức trung bình cũng có thể gây tình trạng này.
Cho dù uống rượu không gây chết tế bào não, nhưng nó cũng gây ra những ảnh hưởng lâu dài cho não. Việc uống rượu lâu dài có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tế bào thần kinh của cơ thể.
Việc uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin B1 của cơ thể, kéo theo hội chứng Wernike-Korsakoff. Đây là hội chứng mất các nơ-ron thần kinh não, gây lú lẫn, mất trí nhớ và suy giảm cơ bắp.
Những ảnh hưởng lâu dài trên não bộ có thể trở thành nghiêm trọng, nhưng đa phần chúng vẫn có thể hồi phục trở lại nếu bạn dừng uống rượu. Thậm chí, quá trình teo não còn có thể hồi phục sau vài tuần nếu bạn ngừng sử dụng rượu.
4. Những ảnh hưởng lên sự phát triển của não bộ có thể kéo dài
Não là một cơ quan dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động, và rượu có thể tác động đồng thời để khiến những ảnh hưởng này trở nên trầm trọng và dai dẳng hơn.
Việc sử dụng rượu trong thai kỳ có thể dẫn đến những tổn thương cho sự phát triển không chỉ của não bộ mà còn là các cơ quan khác của thai nhi. Chứng rối loạn thai nhi do uống rượu do quá trình phơi nhiễm với rượu từ khi trong bụng mẹ, có thể kéo theo các chứng bệnh lý khác như rối loạn phát triển thần kinh hay rối loạn hành vi thần kinh. Điều này có thể gây cho trẻ sau khi chào đời những vấn đề như kém học hỏi, chậm nói, kém tập trung, trí nhớ kém, thiểu năng trí tuệ, vận động tinh kém hay chứng tăng động.
Trong quá trình phát triển của trẻ ở lứa tuổi thiếu niên và vị thành niên, não bộ vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Theo các nghiên cứu, việc sử dụng rượu ở lứa tuổi này có thể dẫn đến tình trạng teo não, khiến não nhỏ hơn so với những trẻ cùng độ tuổi.
Vùng thùy trán và phần não phải là phần thay đổi nhiều nhất trong những năm niên thiếu. Vùng này chịu trách nhiệm cho khả năng phán đoán, lập kế hoạch, ra quyết định, phát triển ngôn ngữ và kiểm soát hoạt động. Theo đó, rượu có thể ảnh hưởng tới tất cả các chức năng này và gây suy giảm trí nhớ, học tập.
Tổng kết
Rượu không gây chết tế bào não, nhưng nó có những ảnh hưởng riêng ngắn hạn và dài hạn cho não. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống nhiều rượu, thậm chí là mức trung bình cũng có thể gây nên những ảnh hưởng xấu tới não bộ. Do vậy, bạn nên kiểm soát việc sử dụng rượu của bản thân để tránh gặp phải các tác động tiêu cực cho sức khỏe.
Tham khảo thêm thông tin tại: Rượu bia có tác hại đối với tim mạch như thế nào?
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.