Đồ uống có cồn khiến bạn buồn ngủ?
Nếu bạn từng uống đồ uống có cồn như rượu, bia trước khi đi ngủ, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy cơn buồn ngủ đến rất nhanh. Tại sao lại vậy?
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng cồn trong các đồ uống có khả năng tác động tới hệ thần kinh trung ương, mang đến cho bạn cảm giác thư giãn và từ đó, bạn sẽ thấy buồn ngủ nhanh hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng tác dụng này của cồn chỉ có hiệu quả trong giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ. Những người sử dụng đồ uống chứa cồn cho thấy họ không thức dậy trong vài giờ đầu tiên của giấc ngủ, và nếu có, thì là do thời gian giấc ngủ của họ ở giai đoạn này ngắn hơn mà thôi. Và đến khi tác dụng này mất đi, những tác dụng ngược lại sẽ bắt đầu xuất hiện.
Những tác dụng trái ngược
Đồ uống có cồn giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, nhưng không chỉ có vậy. Theo các nghiên cứu, cồn trong đồ uống có cồn gây nên các gián đoạn trong giấc ngủ ban đêm và làm lộn xộn thời gian ngủ cũng như chất lượng giấc ngủ của bạn.
REM là chuyển động mắt nhanh khi ngủ. Theo nghiên cứu, REM xuất hiện trong giai đoạn ngủ sâu nhất. Đây cũng là giai đoạn mà giấc mơ diễn ra.
Sự xuất hiện của REM trong giấc ngủ có tác dụng phục hồi và đóng một vai trò trong trí nhớ và sự tập trung. Nếu giấc ngủ kém trong giai đoạn này không chỉ dẫn đến tình trạng mệt mỏi vào ngày hôm sau mà còn kéo theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn có hại cho sức khỏe như bệnh tật hay chết sớm.
Khi cơ thể chuyển hóa cồn, lượng cồn giảm dần và tác dụng an thần của cồn cũng giảm dần. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bạn trong giấc ngủ và có thể khiến bạn thức dậy thường xuyên hơn.
Thức dậy thường xuyên vào ban đêm sẽ đi đôi với việc bạn uống nhiều đồ uống trước lúc đi ngủ. Hơn nữa, cồn trong đồ uống có cồn có tác dụng lợi tiểu, khiến tăng quá trình thải nước và bạn sẽ phải dậy đi tiểu nhiều hơn. Đơn giản là bạn càng dậy đi tiểu nhiều, bạn càng ngủ ít.
Lý do cuối cùng chính là cồn trong đồ uống có cồn làm tăng khả năng gặp phải những giấc mơ “sống động”. Sống động ở đây có thể hiểu là gặp phải trạng thái mộng du hay ác mộng, và đương nhiên là điều này sẽ không cho bạn một giấc ngủ yên lành được.
Uống bao nhiêu sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ?
Uống rượu điều độ là chìa khóa khi nhắc đến vấn đề này. Uống một ít, hay mức độ vừa phải đồ uống có cồn (1 hoặc 2 đơn vị tiêu chuẩn) trước khi đi ngủ dường như không ảnh hưởng quá nhiều đến giấc ngủ. Nhưng nếu bạn vượt qua ngưỡng trung bình, giai đoạn ngủ nông ban đầu sẽ xuất hiện nhiều hơn nhưng giai đoạn ngủ sâu sẽ giảm nếu tính trên tổng thể giấc ngủ. Có thể hiểu là nếu bạn cảm thấy hơi say, bạn có thể có một giấc ngủ ngon. Nhưng nếu bạn quá say, bạn sẽ ngủ rất nhanh nhưng sẽ trằn trọc trong khoảng thời gian còn lại của cả đêm.
Nếu bạn đã có kế hoạch gặp gỡ hay liên hoan vào buổi tối và có sử dụng đồ uống có cồn, một số mẹo dưới đây có thể giúp bạn ngủ ngon hơn sau khi uống:
Tổng kết
Thi thoảng, việc uống đồ uống có cồn trước khi ngủ để thư giãn có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn, nhưng hãy nhớ rằng, mỗi người là khác nhau và tác dụng này vì vậy cũng là khác nhau.
Việc uống quá nhiều sẽ khiến bạn gặp phải các tác dụng không mong muốn và kéo theo tình trạng mệt mỏi, nôn nao vào ngày hôm sau. Do vậy, hãy uống vừa phải và biết điểm dừng của mình là ở đâu.
Tham khảo thêm thông tin tại: Rượu bia và đau dạ dày: Bạn đã biết những gì?
https://www.healthline.com/health/alcohol/does-alcohol-make-you-sleepy
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.