Trẻ càng ngày càng dành nhiều thời gian cho các thiết bị kỹ thuật số
Theo thống kê, trẻ em dưới 8 tuổi hiện nay dành hơn 02 giờ mỗi ngày tiếp xúc với màn hình. Đối với trẻ từ 8 đến 10 tuổi, thời gian sử dụng thiết bị tăng gấp 3 lần lên 06 giờ một ngày. Và không có gì lạ khi những đứa trẻ ở độ tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông dành tới 09 giờ mỗi ngày chỉ để nhìn vào màn hình kỹ thuật số.
Đặc biệt trong thời điểm hiện tại khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, trẻ em phải nghỉ học ở nhà để phòng tránh dịch bệnh lây lan, thay vào đó là thực hiện hình thức học trực tuyến. Việc sử dụng trang thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy vi tính… liên tục kéo dài càng gây thêm nhiều ảnh hưởng cho đôi mắt trẻ.
Những rủi ro liên quan đến thời gian sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều
Hội chứng thị giác máy tính
Hội chứng thị giác máy tính - còn được gọi là tình trạng căng thẳng mắt kỹ thuật số - là một tình trạng gây ra bởi căng thẳng thị giác do thời gian sử dụng màn hình kéo dài. Hội chứng thị giác máy tính có các triệu chứng bao gồm: thị lực dao động (sự thay đổi độ rõ của thị lực), mắt mệt mỏi, khô mắt, nhức đầu và mệt mỏi. Các triệu chứng phi thị giác khác của hội chứng này bao gồm đau cổ, đau lưng và đau vai.
Tư thế không lành mạnh
Khi sử dụng máy tính hoặc các thiết bị kỹ thuật số trong thời gian dài, chúng ta thường có xu hướng cúi người về phía trước, cong lưng, trùng vai, kèm theo là ngửa đầu ra sau và hếch cằm về phía trước. Tư thế rất không lành mạnh này được gọi là "tư thế lộn xộn" - dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực tại nhiều bộ phận bên cạnh các ảnh hưởng tới mắt.
Cận thị
Các nhà khoa học cho rằng thời gian sử dụng thiết bị tăng lên ở trẻ em là một yếu tố nguy cơ rất đáng kể dẫn đến sự phát triển và tiến triển nặng nề hơn của cận thị. Tỷ lệ cận thị đã tăng lên đáng kể trong vài thập kỷ gần đây trên toàn cầu, và xu hướng này trùng hợp với việc trẻ em ngày càng sử dụng máy tính và thiết bị kỹ thuật số nhiều hơn.
Tăng khả năng tiếp xúc với ánh sáng xanh
Các ánh sáng nhìn thấy với nguồn năng lượng cao được gọi là ánh sáng xanh, được phát ra bởi màn hình của máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh và các thiết bị kỹ thuật số khác. Các chuyên gia lo ngại rằng việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị kỹ thuật số có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt do tuổi tác như thoái hóa điểm vàng sau này.
Không cho trẻ sử dụng các thiết bị kỹ thuật số là điều phi thực tế. Tuy nhiên, các cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản để giảm nguy cơ gặp phải các vấn dề về mắt cho trẻ.
Khuyến khích nghỉ ngơi một cách trực quan thường xuyên
Một trong những điều tốt nhất mà cha mẹ có thể làm để giảm nguy cơ mỏi mắt cho con trẻ là yêu cầu trẻ tuân theo quy tắc "20-20-20". Quy tắc 20-20-20 được hiểu đơn giản là: cứ sau 20 phút, hãy rời mắt khỏi màn hình và nhìn vào thứ gì đó cách xa ít nhất 20 feet (khoảng 6 mét) trong ít nhất 20 giây.
Đây là một bài tập đơn giản, giúp thư giãn các cơ tập trung và cơ liên kết của mắt, giảm nguy cơ gặp phải mỏi mắt do nhìn màn hình quá nhiều. Quy tắc 20-20-20 cũng có thể làm giảm nguy cơ tiến triển của cận thị. Một số nghiên cứu cho thấy sự mệt mỏi khi nhìn tập trung quá lâu có thể liên quan đến sự khởi phát và tồi tệ hơn của bệnh cận thị; và thường xuyên nghỉ ngơi sau khi nhìn chằm chằm vào màn hình sẽ giúp giảm bớt sự mệt mỏi này.
Kiểm tra tư thế ngồi thường xuyên
Khoảng thời gian thực hiện theo quy tắc 20-20-20 cũng là thời điểm thích hợp để điều chỉnh tư thế ngồi, bao gồm cả các động tác giãn cơ như ngồi thẳng và điều chỉnh lại đầu, cổ và vai. Di chuyển đầu từ từ sang phải, trái và cả lên xuống có thể làm giảm căng cơ và giảm mệt mỏi. Ngoài ra, hãy điều chỉnh tư thế ngồi của trẻ ngay từ lúc ban đầu:
Nếu có thể, ở khoảng thời gian nghỉ 20-20-20 hãy đứng dậy đi bộ và giãn cơ toàn bộ cơ thể cũng là một ý kiến hay để giảm nguy cơ mắc phải các triệu chứng phi thị giác (các triệu chứng tại các cơ quan khác).
Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh
Cho đến nay, vẫn chưa biết chắc chắn việc tiếp xúc với ánh sáng xanh do màn hình thiết bị kỹ thuật số phát ra có thể gây hại cho mắt của trẻ theo thời gian như thế nào. Các nhà nghiên cứu vẫn đang nghiên cứu và có thể mất nhiều thập kỷ để hiểu rõ điều này. Do vậy, cha mẹ cần thận trọng để bảo vệ mắt của con trẻ khỏi ánh sáng xanh từ tất cả các nguồn ánh sáng khác nhau.
Hãy đảm bảo nguồn sáng đầy đủ cho trẻ khi học tập. Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong việc bố trí phòng học, do vậy nên đặt bàn học ở nơi ban ngày có ánh sáng tự nhiên chiếu vào, không nên để nơi nắng trực tiếp chiếu vào sẽ gây chói mắt. Ánh sáng thiết bị kỹ thuật số cũng cần vừa phải với ánh sáng phòng học. Đối với đèn học, cần chọn đèn có ánh sáng trắng, sẽ khiến trẻ đỡ mỏi mắt và hại mắt.
Ở ngoài trời, sử dụng các loại kính râm phân cực có khả năng bảo vệ tốt nhất khỏi ánh sáng chói và ánh sáng xanh, ngăn chặn khoảng 90% hoặc nhiều hơn các tia ánh sáng xanh có hại của mặt trời. Ở trong nhà, các loại kính có bộ lọc ánh sáng xanh tích hợp là một lựa chọn rất tốt. Cuối cùng, một số lớp phủ chống phản xạ nhất định có thể giúp các loại kính lọc ánh sáng xanh.
Thiết lập thời gian rảnh không có các phương tiện truyền thông
Cha mẹ nên thiết lập các khoảng thời gian không rảnh mỗi ngày (ngoài thời gian học tập của trẻ) để giúp trẻ không cảm thấy mệt mỏi khi phải cố định ngồi trong thời gian dài, giảm mỏi mắt và đương nhiên là cũng hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh. Hãy dùng những khoảng thời gian này để vui chơi với trẻ, kết nối trẻ với mọi người trong gia đình.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Dành thời gian sinh hoạt ngoài trời là cách để bảo vệ và chăm sóc mắt tốt nhất. Ánh sáng mặt trời giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, tốt cho sự phát triển thể chất, tăng cường sản xuất vitamin D. Ngoài ra, tăng cường chế độ dinh dưỡng vào thực đơn của gia đình với các nhóm chất bao gồm: protein, các chất khoáng, vi chất, vitamin nhóm A, omega 3….
Lên lịch khám mắt định kỳ
Cuối cùng, hãy lên lịch khám mắt định kỳ hàng năm cho trẻ, đặc biệt trước khi bắt đầu mỗi năm học với các chuyên gia về mắt để đảm bảo các vấn đề về mắt được phát hiện và có can thiệp kịp thời.
Tổng kết
Trẻ em là tương lai của chúng ta, và công nghệ cũng vậy. Cho trẻ tiếp xúc với công nghệ chính là giúp trẻ am hiểu công nghệ hơn và hòa nhập, phát triển cùng công nghệ trong tương lai về sau. Tuy nhiên, trẻ hiện nay đang dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị công nghệ, đặc biệt là trong thời điểm dịch COVID-19 khi trẻ phải học tập tại nhà qua màn hình quá nhiều. Điều này mang tới nguy cơ gặp phải các vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe không chỉ tại mắt mà còn là các cơ quan khác. Do vậy, các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến hướng dẫn từ các chuyên gia để có thể đảm bảo sức khỏe thị lực cho trẻ tốt nhất.
Tham khảo thêm thông tin tại: Học online thời COVID-19: gia tăng nguy cơ gây hại cho thị lực của trẻ
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.