Đau đầu và táo bón song hành - Bệnh gì?
Đau đầu có liên quan gì táo bón?
Đau đầu và táo bón được coi là hai rối loạn thực thể riêng biệt với các triệu chứng khác nhau. Đau đầu và táo bón có thể xảy ra riêng rẽ, có tiêu chí riêng để chẩn đoán và phương thức điều trị cụ thể riêng. Khi đau đầu và táo bón xảy ra riêng rẽ, thường ít gây ra mối quan tâm, nhưng nếu xảy ra cùng với nhau và thường xuyên hơn, điều này có thể báo hiệu một tình trạng rối loạn mạn tính có liên quan với nhau giữa đau đầu và táo bón.
Có một số loại đau đầu thường gặp như chứng đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng và đau đầu chùm (cluster headache).
Để được coi là táo bón, khi có ít hơn 3 lần đại tiện trong một tuần. Khó tống xuất phân và kéo dài thời gian đại tiện, kèm cảm giác chưa kết thúc xong một lần đại tiện và cảm thấy vẫn còn muốn mót rặn.
Một số rối loạn làm ảnh hưởng đến toàn thân có thể dẫn đến các triệu chứng của đau đầu và táo bón đi kèm với nhau.Stress thường xuyên gây ra chứng đau đầu táo bón.
Những rối loạn thường thấy:
Mất nước: Khi lượng chất lỏng không bù đủ cho cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng mất nước. Cơ thể sẽ cố gắng giữ lượng nước còn lại để duy trì các chức năng bình thường của cơ thể. Nếu mức chất lỏng không được thay thế kịp thời, bạn có thể bị táo bón và đau đầu, do không có đủ lượng nước để làm mềm phân và không đảm bảo lưu lượng máu thích hợp cung cấp cho não. Tình trạng mất nước cũng có thể dẫn tới sự gia tăng sản xuất chất histamin, là những chất gây ra đau đớn cơ thể và có thể gây ra đau đầu.
Căng thẳng: Tình trạng căng thẳng (stress) mạn tính có thể dẫn đến nhiều triệu chứng thể chất, từ các vấn đề về tiêu hóa bao gồm táo bón và gây ra đau đầu.
Mất cân bằng nội tiết: Đặc biệt phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Trong thời kỳ này, nhiều hormon hình thành do tăng sinh của niêm mạc tử cung phản ứng với sự gia tăng hormon estrogen. Phụ nữ mang thai cũng có thể hay gặp phải cơn đau đầu và táo bón thường xuyên.
Nhiễm chất độc: Phân được coi là chất thải của cơ thể, vì nó chứa tất cả mọi thứ mà cơ thể không cần. Phân cũng có một loạt các vi khuẩn và chất độc, khi xảy ra tình trạng ứ trệ phân do táo bón có thể dẫn đến sự phóng thích độc tố vào hệ thống tuần hoàn cơ thể.
Đau cơ thể: Một tình trạng đặc trưng với đau cơ, đau khớp và mệt mỏi có thể dẫn đến táo bón và đau đầu. Người ta ước tính có đến 70 % những người mắc chứng đau cơ xơ có hội chứng ruột kích thích và với chứng đau nửa đầu hiện diện gần một nửa.
Rối loạn tâm trạng: Cảm giác lo lắng và trầm cảm được coi là những căng thẳng tâm lý và có thể gây ra các cơn đau đầu và táo bón.
Hội chứng mệt mỏi mạn tính: Đặc trưng bởi sự mệt mỏi và thờ ơ, có thể gây ra suy nhược, cảm thấy không có đủ năng lượng và không thể có được sự cải thiện sức khỏe tốt hơn ngay cả khi nghỉ ngơi đầy đủ. Các triệu chứng đau đầu và táo bón phổ biến ở bệnh nhân mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính.
Bệnh celiac: Là một rối loạn tự miễn dịch không dung nạp đối với gluten. Nếu một người bị bệnh này tiêu thụ thực phẩm giàu gluten, đau đầu và táo bón có thể là triệu chứng gặp phải.
Tử cung và buồng trứng chèn ép trực tràng: Điều này xảy ra khi tử cung và buồng trứng đè ép lên trực tràng, gây táo bón và đau đầu. Các triệu chứng khác bao gồm đau bụng kinh và đau bụng dưới.
Kém hấp thu fructose: đau đầu và táo bón được kích hoạt bởi thực phẩm có hàm lượng fructose cao, sorbitol và một số loại chất xơ nhất định.
Ký sinh trùng đường ruột: Thường thông qua thực phẩm bị nhiễm bẩn, ký sinh trùng có thể lây nhiễm vào cơ thể dẫn đến đau đầu và táo bón.
Biếng ăn thần kinh: Được coi là rối loạn tâm thần, trong đó bệnh nhân từ chối sử dụng thực phẩm và có thể dẫn đến sút cân, mệt mỏi, táo bón và đau đầu.
Chứng nhược giáp: Giảm sản xuất hormon tuyến giáp có thể dẫn đến táo bón, đau đầu và các triệu chứng đặc trưng của nhược giáp.
Ung thư tuyến yên: Một khối u tuyến yên có thể dẫn đến tăng tần suất đau đầu và táo bón.
Ngộ độc chì: Thường gặp ở trẻ em ăn phải chì từ lớp sơn cũ hoặc từ đồ chơi và có thể dẫn đến triệu chứng đau đầu và táo bón. Các biến chứng dài hạn bao gồm rối loạn tăng trưởng và rối loạn thần kinh.
Điều trị, ngăn ngừa đau đầu và táo bón
Điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra đau đầu và táo bón. Ví dụ, nếu do hội chứng ruột kích thích (IBS), một chế độ ăn nhiều chất xơ với nhiều chất lỏng sẽ giúp ích. Nếu do bệnh celiac, tránh tất cả các thực phẩm chứa gluten. Nếu chứng đau cơ xơ là nguyên nhân, thuốc giảm đau, tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau đầu và táo bón.
Lời khuyên của thầy thuốc
Dự phòng là phương pháp tốt nhất để giảm tần suất đau đầu và táo bón. Có thể phòng ngừa đau đầu và táo bón với chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và quản lý tốt stress. Áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ có thể ngăn ngừa táo bón, dùng nhiều trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và đậu. Uống nhiều nước để tránh mất nước là cách tuyệt vời để giảm tần suất đau đầu và táo bón. Khống chế tốt stress cũng giúp tránh đau đầu và táo bón.
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?