Những thông tin sau đây nhằm giúp bạn có thể tự chẩn đoán, biết cách kiểm soát và xử lý một cách tích cực chứng ù tai của mình.
Ù tai là gì?
Ù tai là “bệnh” khá thông thường. Người ta ước tính có tới vài triệu người Mỹ mắc chứng ù tai tới mức ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Chứng ù tai là tiếng ồn hoặc tiếng kêu trong tai, không phải là một bệnh mà là triệu chứng của một bệnh lý nào đó ví dụ như giảm thính lực, viêm tai giữa, chấn thương tai hoặc rối loạn hệ thống tuần hoàn.
Một số tiếng ồn trong đầu được coi là bình thường
Hầu hết mọi người đều không nhận thức được những âm thanh bình thường diễn ra trong cơ thể như là tiếng động từ môi trường xung quanh. Nếu một người đi vào một không gian cách âm, những âm thanh này sẽ trở nên rõ ràng. Bất cứ yếu tố nào làm chặn lại những tiếng động nền như ráy tai, nút tai hay dị vật lọt vào tai đều có thể khiến con người cảm nhận rõ hơn những tiếng động tự nhiên trong cơ thể.
Nguyên nhân gây ù tai
Có vô số nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng này:
Chẩn đoán
Để chẩn đoán chứng ù tai, bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra thân thể và hỏi bạn về tiền sử bệnh, như chứng ù tai có thường kéo dài, liên tục hay dao động (ù tai có nhịp đập), hoặc nếu ù tai có liên quan đến tình trạng mất thính lực hay mất thăng bằng (chóng mặt hay rối loạn tiền đình). Bác sỹ thường chỉ định đo thính lực đồ (audiogram) trong những trường hợp ù tai không rõ nguyên nhân. Một số xét nghiệm khác có thể bao gồm điện thính giác thân não (ABR), đây là xét nghiệm kiểm tra các dây thần kinh thính giác và chuỗi phản ứng hoá sinh trong não bộ sử dụng máy điện toán, chụp cắt lớp điện toán (CT scan), hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI scan) có thể giúp loại trừ khả năng là khối u hiếm gặp nào đó, nhưng có thể là nguyên nhân gây ra chứng ù tai.
Điều trị
Điều trị chứng ù tai phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể bao gồm sử dụng một số loại thuốc kê đơn kèm với chăm sóc tại nhà.
Thuốc trị ù tai
Ù tai có thể tự hết hoặc người bệnh đôi khi phải học cách chung sống với nó. Bác sỹ có thể kê đơn trong một số trường hợp nhưng không thực sự có một giải phải cụ thể nào để điều trị cho bệnh nhân. Thuốc thường được sử dụng để điều trị những ảnh hưởng về tâm lý như lo lắng, trầm cảm thường đi kèm với ù tai. Trong trường hợp này, các thuốc chống trầm cảm nhóm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) như sertraline (Zoloft) và paroxetine (Paxil), hay một thuốc nhóm benzodiazepine như alprazolam (Xanax) có thể được kê. Trước đây, người ta từng khuyến cáo sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung niacin hay thuốc gabapentin (Neurotin, Babarone) nhưng cả hai loại này đều đã được chứng minh không có hiệu quả gì trong việc giúp giảm chứng ù tai.
Những biện pháp giảm nhẹ đối với chứng ù tai
Một số liệu pháp điều trị tại nhà có thể hiệu quả đối với một số người:
Ù tai có thể phòng tránh được không?
Biện pháp phòng ngừa ù tai thực sự duy nhất là nên tránh làm tổn thương đến thính giác của bạn. Ngoài chứng mất thính lực thì hầu hết các nguyên nhân gây bệnh khác đều không có biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên cũng có một vài cách có thể giúp bạn tự bảo vệ khỏi bệnh ù tai do tiếng ồn.
Biện pháp 1
Không nên sử dụng miếng gạc bông để làm sạch lỗ tai. Gạc bông có thể làm cho ráy tai cọ xát vào màng nhĩ, gây ù tai.
Biện pháp 2
Bảo vệ tai, bảo vệ thính giác ở nơi làm việc. Chỗ làm việc của bạn nên tuân thủ theo những nguyên tắc của Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA). Hãy mang nút bịt tai hoặc mũ che tai và thực hiện theo các hướng dẫn bảo vệ tai của người quản lý.
Biện pháp 3
Khi phải ở một môi trường với nhiều âm thanh, tiếng động làm phiền nhiễu đến tai bạn (ở buổi hoà nhạc, sự kiện thể thao, cuộc đi săn) bạn nên mang đồ bảo vệ tai để làm giảm âm lượng tiếng ồn. Hãy mang nút bịt tai hoặc mũ che tai bảo vệ. Không nên nhét tai bằng bông hoặc vải không phù hợp bởi chúng có thể kẹt ở ống tai và không bảo vệ đủ khỏi các tần số cao nguy hiểm hơn và các tiếng động mạnh.
Biện pháp 4
Nên cẩn thận khi sử dụng tai nghe nhạc. Nếu nhạc quá to đến nỗi người khác có thể nghe được rõ ràng hoặc bạn không nghe các tiếng động khác xung quanh mình thì lúc ấy âm lượng của bạn quá cao rồi đấy.
Biện pháp 5
Ngay cả đối với các tiếng ồn hằng ngày, chẳng hạn như tiếng máy sấy tóc hoặc tiếng máy cắt cỏ thì bạn cũng cần phải bảo vệ tai. Hãy mang theo nút bịt tai hoặc mũ che tai khi làm các công việc này nhé.
Biện pháp 6
Hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia và các thức uống chứa caffein. Không nên hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc thụ động. Nicotin trong thuốc lá cũng có thể gây ù tai bằng cách làm giảm lưu thông máu đến các cấu trúc tai.
Biện pháp 7
Chứng ù tai thường xảy ra ở người lớn béo phì nhiều hơn. Trong lượng thừa có thể gây tăng huyết áp và khiến tai dễ nhạy cảm với tiếng ồn. Chế độ luyện tập thường xuyên và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp làm tăng lưu thông máu đến các cấu trúc tai và có thể giúp phòng tránh được bệnh ù tai.
Có cách nào làm giảm cường độ của tiếng ù tai không?
- Tránh tiếp xúc với những âm thanh và tiếng ồn lớn.
- Kiểm soát huyết áp của mình.
- Hạn chế lượng muối tiêu thụ.
- Tránh các chất kích thích thần kinh chẳng hạn như caffein và nicotin.
- Hạn chế lo âu.
- Đừng lo lắng về chứng ù tai nữa. Bạn càng lo và để ý đến tiếng ồn thì tiếng ồn càng trở nên lớn hơn.
- Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh mệt mỏi.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Sử dụng tiếng động khe khẽ, nhẹ nhàng (chẳng hạn như tiếng đồng hồ tíc tắc, tiếng máy radio, tiếng máy quạt, hoặc tiếng máy tạp âm trắng)
- Phản hồi sinh học cũng có thể giúp hoặc làm giảm tiếng ù tai ở một số người.
- Tránh sử dụng thuốc aspirin hoặc các sản phẩm chứa aspirin với số lượng lớn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những nguyên nhân hàng đầu gây mất thính lực
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?