Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm bạn với giày cao gót

Mỗi ngày, phụ nữ trên toàn thế giới đi bộ, leo cầu thang và thậm chí là đi bộ rất nhanh trên những đôi giày cao gót. Mỗi ngày, phụ nữ dành đa số khoảng thời gian làm việc trong một tư thế có thể khiến mắt cá chân của họ bị run, đau đầu gối và lưng, thậm chí là thở nông hơn. Hãy cùng chúng tôi khám phá bí quyết giảm bớt những triệu chứng khó chịu này.

Làm bạn với giày cao gót

Việc cởi bỏ giày cao gót có thể sẽ đem lại cảm giác thoải mái tạm thời ngắn hạn. Nhưng 5 mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn chống lại tác động xấu của đôi giày cao gót yêu thích.

Tự mát xa

Có 3 vật dụng nhỏ mà mỗi phụ nữ năng động nên sở hữu để có thể làm trẻ hóa các cơ bắp mệt mỏi: một quả bóng golf, một quả bóng tennis và một con lăn mát xa (rollers foam). Thực hiện các kỹ thuật tự mát xa lên chân, bắp chân và cơ tứ đầu đùi sẽ giúp các cơ đang căng cứng được thư giãn hơn. Trong khi đứng, bạn hãy sử dụng một quả bóng golf hoặc bóng tennis (hay thậm chí là phần bầu của một bình xịt) để mát xa phần dưới lòng bàn chân với một áp lực vừa phải. Dùng một trái bóng hoặc một con lăn để mát xa bắp chân, cơ tứ đầu đùi và phần cao nhất của hông.

 
Thư giãn phần giữa cơ thể

Đi giày cao gót mỗi ngày có thể làm phần thân giữa của bạn bị yếu, dẫn đến mỏi cột sống. Nếu bạn để ý thì bạn sẽ thấy rằng, đa số bạn sẽ thở nông hơn nếu thở bằng phần trên của ngực. Các bài luyện tập thở có thể kích thích cơ hoành và cơ bụng, từ đó giúp kích thích việc phát triển cơ ở phần giữa cơ thể. Thực hiện xen kẽ với các bài tập thở và các bài tập mở rộng chân và cánh tay của bạn trong tư thế “4 chân” và tư thế nằm ngửa sẽ làm phần giữa của bạn khỏe hơn, trong khi thực hiện tư thế "cây cầy" sẽ giúp phần hông mông của bạn ổn định.

Bài tập "4 chân"
Tư thế "cây cầu" 
 
Khôi phục chuyển động của ngón chân và mắt cá chân

Ngón chân và mắt cá chân có thể bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng bởi việc đi giày cao gót, khiến bạn không thể có tư thế bình thường khi đi bộ hoặc chạy. Thực hiện việc kéo các ngón chân và cuộn khăn bằng ngón chân (towel crunches) sẽ giúp bạn lấy lại được chức năng bình thường của ngón chân. Trước khi tập thể thao hoặc vào cuối ngày, các bài tập có tính chuyến động có thể sẽ cải thiện khả năng gập của bàn chân và sức mạnh của cổ chân nói chung, từ đó giúp bảo vệ bạn không bị chấn thương khi luyện tập và cải thiện tình trạng sức khỏe ở nửa dưới của cơ thể nói chung. Đi chân trần trong cát cũng là một cách tốt để thư giãn cho chân của bạn.

 
Chuyển trọng tâm cơ thể

Nâng gót chân lên khi đi giày cao gót có thể sẽ khiến bạn phải chuyển trọng tâm của cơ thể đổ về phía trước, tạo ra một áp lực rất lớn lên đầu gối và các vùng cơ ở phía trước. Bước cuối cùng trong việc sửa chữa tư thế là học cách đổ trọng tâm cơ thể ra phía sau, xa khỏi các ngón chân. Hóp mông của bạn lại để đưa khung xương chậu về đúng vị trí, hóp chặt vùng thân giữa rồi chuyển trọng tâm cơ thể về phía sau. Thực hiện các bài tập Squat trong phòng gym để tăng sức mạnh cho vùng hông mông và gân kheo của bạn.

Cởi giày

 
Cuối cùng, nếu bạn tìm kiếm một giải pháp đơn giản và hiệu giúp bạn cảm thấy thoải mái, đó là hãy cởi giày cao gót để chân được thư giãn bất cứ khi nào có thể. Có thể mang theo trái bóng golf trong túi và dành 10 phút vào buổi trưa để làm giảm sự căng cứng của chân và thư giãn bắp chân.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mẹo bớt đau chân khi đi giày cao gót
Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm