Người bệnh suy giáp cần có một chế độ ăn phù hợp giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh
Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone cần thiết. Những hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến năng lượng, tim mạch, tiêu hóa, sức khỏe xương và nhiều chức năng khác. Nếu không được điều trị kịp thời, suy giáp có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, nhạy cảm với lạnh, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt và các vấn đề về tim mạch. Quá trình điều trị suy giáp thường bao gồm sử dụng thuốc để bổ sung hormone tuyến giáp, đồng thời chế độ ăn uống cân bằng cũng đóng vai trò quan trọng. Mặc dù thay đổi chế độ ăn uống không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh, nhưng lựa chọn những thực phẩm có lợi cho tuyến giáp và tránh những thực phẩm gây hại có thể giúp giảm nhẹ một số triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thực phẩm nên ăn khi mắc suy giáp
Thực phẩm giàu iod
Iod đóng vai trò thiết yếu trong việc kích thích sản xuất hormone tuyến giáp. Khi cơ thể thiếu iod, tuyến giáp sẽ không thể tạo ra đủ hormone, dẫn đến tình trạng suy giáp. Để bù đắp, tuyến giáp phải hoạt động mạnh hơn, cố gắng bình thường hóa mức hormone. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, tuyến giáp có thể phình to, gây ra bướu cổ. Ngược lại, thừa iod cũng có thể gây ra bướu cổ và suy giáp. Do đó, việc bổ sung iod đúng liều lượng là rất quan trọng.
Lượng iod khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là 150mcg. Phụ nữ mang thai cần 220mcg/ngày và Phụ nữ đang cho con bú cần 250mcg/ngày. Cụ thể, một số nguồn thực phẩm giàu iod có thể bổ sung vào chế độ ăn uống bao gồm: muối iod, hải sản (rong biển, cá tuyết, hàu, cá ngừ), sữa và các sản phẩm từ sữa, gan bò, trứng.
Thực phẩm giàu selen
Thiếu hụt selen có mối liên hệ mật thiết với suy giáp, điều này đã khiến nhiều nhà nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng việc bổ sung selen có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Selen được cho là có khả năng cải thiện sức khỏe tuyến giáp bằng cách giảm lượng kháng thể tấn công tuyến giáp trong các bệnh tự miễn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bổ sung selen không làm thay đổi đáng kể mức độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH), một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát sản xuất hormone tuyến giáp. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Việt Nam), người lớn nên tiêu thụ khoảng từ 25 đến 33mcg selen mỗi ngày. Với phụ nữ đang mang thai, nên bổ sung khoảng 26 đến 30mcg/ ngày và với phụ nữ đang cho con bú thì con số này tăng lên khoảng từ 35-42mcg/ngày.
Một số thực phẩm như hạt Brazil có hàm lượng selen cao hơn đáng kể so với khuyến nghị chỉ trong 1 khẩu phần. Do đó, cần đặc biệt lưu ý đến lượng selen tiêu thụ từ các nguồn này. Mặc dù việc bổ sung selen có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tuyến giáp, nhưng việc bổ sung quá nhiều selen có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như rụng tóc, phát ban da, buồn nôn, tiêu chảy và rối loạn hệ thần kinh. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm khác giàu selen gồm có: hải sản (cá ngừ, cá mòi, tôm, cá tuyết), các loại thịt, trứng, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa,…
Các triệu chứng của bệnh suy giáp - Ảnh: Bệnh viên Ung bướu Hưng Việt
Thực phẩm giàu vitamin D và B12
Những người bị suy giáp thường có nồng độ vitamin D và B12 thấp hơn hẳn so với người bình thường. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, bởi 2 loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng, duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh và bảo vệ sức khỏe xương.
Khi nồng độ hormone tuyến giáp giảm, cơ thể dễ gặp phải tình trạng thiếu hụt vitamin D và B12, dẫn đến các triệu chứng khó chịu. Vậy nên, việc bổ sung các thực phẩm giàu 2 loại vitamin này là vô cùng cần thiết, trong đó bao gồm:
- Thực phẩm giàu vitamin B12: gan bò, hải sản (như cá hồi, cá ngừ), gà tây, men dinh dưỡng, trứng và các sản phẩm từ sữa.
- Thực phẩm giàu vitamin D: dầu gan cá tuyết, hải sản, các sản phẩm từ sữa và nấm.
Thực phẩm giàu chất chống oxy hoá
Trên thực tế, hiện có nhiều người mắc bệnh suy giáp do bệnh Hashimoto, một tình trạng tự miễn dịch xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm lẫn và gây tổn thương tuyến giáp, dẫn đến viêm nhiễm. Để đối phó với tình trạng này, chất chống oxy hóa sẽ giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tổn thương tế bào và giảm viêm. Chúng có mặt trong nhiều loại thực phẩm và một số loại vitamin và khoáng chất hoạt động như chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin A, C, E và kẽm. Dưới đây là một số nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa:
- Thực phẩm giàu vitamin A: Gan bò, khoai lang, cà rốt, rau bina, ớt chuông, các sản phẩm từ sữa và trứng.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Ớt đỏ, cam, bưởi, kiwi, dâu tây, cà chua, cải Brussels, bắp cải, bông cải xanh và rau bina.
- Thực phẩm giàu vitamin E: Mầm lúa mì, hạt hướng dương, dầu hướng dương, hạnh nhân, hạt phỉ, đậu phộng, rau bina và bông cải xanh.
- Thực phẩm giàu kẽm: Hải sản, thịt bò, gà tây, đậu lăng, yến mạch, hạt bí ngô, các sản phẩm từ sữa và các loại hạt.
Thực phẩm cần tránh
Không có loại thực phẩm hay nhóm thực phẩm nào mà người bị suy giáp tuyệt đối phải tránh. Tuy nhiên, những người bệnh mắc suy giáp do bệnh Hashimoto đồng nghĩa với cơ thể có mức độ viêm nhiễm cao, khiến hệ miễn dịch hoạt động quá mức và có thể gây ra những tổn thương không đáng có, cần tránh ăn các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm có nhiều đường
- Thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật
- Các loại đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh, đồ ăn đông lạnh
- Ngũ cốc tinh chế
Trong trường hợp người bệnh nhận thấy bản thân không dung nạp một số loại thực phẩm nhất định, ví dụ như gluten hoặc lactose, nên hạn chế tiêu thụ bởi điều này giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, từ đó hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Dù vậy, trước khi quyết định thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể và phù hợp.
Đọc thêm tại bài viết sau: Làm thế nào để sống chung với bệnh suy giáp?
Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam cung cấp dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, phụ mang thai,... Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!
Theo nghiên cứu mới tại Mỹ, việc thay bơ bằng dầu thực vật trong chế độ ăn hàng ngày có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Mùa nóng ẩm luôn là một thách thức lớn đối với sức khỏe của người lao động. Đặc biệt là những người lao động ngoài trời hoặc trong môi trường làm việc có nhiệt độ không đảm bảo.
Sức khỏe tim mạch tốt và trí óc minh mẫn là mong muốn của bất cứ người cao tuổi nào. Ngoài lối sống và dinh dưỡng lành mạnh thì cách lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng và thói quen ăn dâu tây hằng ngày rất có lợi.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Bạn đã bao giờ thức dậy với cơn đau đầu dữ dội và không thể xác định được nguyên nhân chưa? Các chuyên gia tin rằng có thể do 1 trong 4 “thủ phạm” dưới đây.
Mùa xuân, với thời tiết giao thoa giữa cái lạnh còn sót lại của mùa đông và sự ấm áp đang lên của mùa hè, là thời điểm lý tưởng để vạn vật sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, đây cũng là lúc các loại virus, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan.
Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…