Suy giáp do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có các nguyên nhân chính sau:
Theo nghiên cứu, bệnh tự miễn chiếm 50% các trường hợp suy giáp, trong đó có thể là: Viêm giáp Hashimoto, viêm gan sau sinh, kháng thể kháng thụ thể TSH. Một số trường hợp, hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng xâm nhập, có thể nhầm các tế bào tuyến giáp và các Enzym của chúng với những tác nhân có hại và tấn công chúng. Viêm tuyến giáp tự miễn có thể phát triển chậm trong nhiều năm hoặc có thể khởi phát đột ngột.
Suy giáp còn xảy ra trường hợp bệnh nhân mắc nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, bệnh Basedow phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp sẽ dẫn đến suy giáp. Còn trường hợp cắt bỏ một phần, phần còn lại vẫn có thể sản xuất ra đủ hormone tuyến giáp, giữ nồng độ hormone trong máu ở mức bình thường.
Đối với người bệnh mắc bệnh Basedow, bướu nhân độc mà các bác sĩ chỉ định điều trị bằng iốt phóng xạ (I-131), ung thư đầu - cổ được điều trị xạ trị... có thể bị suy giáp do mất một phần hoặc toàn bộ chức năng của tuyến giáp.
Những dấu hiệu điển hình khi bị suy giáp.
(Ảnh minh hoạ)
Suy giáp bẩm sinh có thể xảy ra ở một số trẻ ra đời không có tuyến giáp hoặc chỉ được hình thành một phần tuyến giáp. Một số trẻ có một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp bị lạc chỗ hoặc ở một số trẻ sơ sinh, các tế bào tuyến giáp hoặc các Enzym của chúng hoạt động không bình thường.
Nguyên nhân gây viêm tuyến giáp có thể do tự miễn dịch hoặc do nhiễm virus. Khi người bệnh mắc viêm tuyến giáp có thể làm cho tuyến giáp giải phóng toàn bộ hormone tuyến giáp dự trữ vào máu cùng một lúc, gây ra tình trạng tuyến giáp hoạt động quá nhiều, nên tuyến giáp sau đó có thể hoạt động kém và gây suy giáp.
Đối với một số người bệnh sử dụng thuốc Amiodarone, Lithium, Interferon Alpha và Interleukin-2… có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, gây cản trở hoạt động của tuyến giáp, dẫn đến suy giáp.
Nếu tình trạng thừa hoặc thiếu i-ốt đều có thể dẫn đến suy giáp. Do tuyến giáp cần có i-ốt để sản xuất hormone tuyến giáp, khi thức ăn được nạp vào cơ thể có i-ốt và hấp thu máu đến tuyến giáp. Tuyến giáp cần có lượng i-ốt thích hợp để giữ cho việc sản xuất hormone ở mức cân bằng. Nếu tình trạng thừa nhiều, thiếu nhiều i-ốt có thể gây ra hoặc làm tình trạng suy giáp nặng thêm.
Tổn thương tuyến yên có thể xảy ra do khối u, bức xạ hoặc phẫu thuật, tuyến giáp có thể giảm hoặc ngừng sản xuất hormone… sẽ gây suy giáp. Bởi tuyến yên kích thích tuyến giáp bài tiết hormone tuyến giáp.
Các rối loạn hiếm gặp xâm nhập vào tuyến giáp như: Bệnh Amyloidosis có thể lắng đọng Protein Amyloid, bệnh Sarcoidosis có thể lắng đọng u hạt, bệnh huyết sắc tố có thể lắng đọng sắt ở tuyến giáp... làm suy giảm khả năng hoạt động của tuyến giáp và dẫn đến suy giáp.
Nếu không nhận biết sớm và điều trị, suy giáp có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng.
(Ảnh minh hoạ)
Khi mắc hội chứng suy giáp người bệnh thường không có bất kỳ triệu chứng đặc hiệu nào, các triệu chứng có thể gặp như: Mệt mỏi, có khi tăng cân và người bệnh thấy mệt khi gắng sức, sợ lạnh. Người suy giáp thường có biểu hiện da khô và thô, da tái lạnh; tóc dễ rụng gãy, rụng lông mày, lông nách, lông mu thưa. Biểu hiện thâm nhiễm các cơ quan như mi mắt, lưỡi to dày, nói khàn, khó thở… Người bệnh suy giáp dễ bị táo bón, suy nghĩ và vận động chậm chạp, nói chậm, trí nhớ giảm. Ngoài ra, nhịp tim chậm, tim to, tràn dịch màng tim; nếu suy giáp nặng có thể suy tim.
Hiện suy giáp không thể chữa khỏi nhưng hầu hết người bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát bằng cách thay thế lượng hormone mà tuyến giáp sản xuất không đủ để đưa mức T4 và TSH trở lại mức bình thường.
Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của các bác sĩ, khi sử dụng hormone tuyến giáp cần phải theo dõi để điều chỉnh liều lượng hormone tuyến giáp phù hợp, tránh tình trạng sử dụng liều quá cao, dẫn tới cường giáp hoặc chưa đủ liều hormone.
Nếu người bệnh thực hiện đúng chỉ định của các bác sĩ: Uống thuốc đều, khám bác sĩ định kỳ và duy trì đúng liều lượng Thyroxine phù hợp, tình trạng suy giáp hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt. Các biểu hiện suy giáp sẽ hết và những ảnh hưởng nghiêm trọng của suy giáp sẽ được cải thiện. Việc kiểm soát tốt tình trạng suy giáp sẽ duy trì sức khỏe, tuổi thọ của người bệnh cũng không bị ảnh hưởng.
Điều đáng lưu ý, người bệnh cần đi khám sớm nếu các biểu hiện suy giáp xuất hiện trở lại hoặc nặng hơn. Khi thấy có các biểu hiện khác thường như: Tăng hoặc giảm cân nhiều, quên không thuốc thường xuyên, kèm theo bất kỳ dấu hiệu khác thường nào của cơ thể mà người bệnh băn khoăn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cảnh báo dấu hiệu viêm tuyến giáp ai cũng cần biết.
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.