Điều trị bệnh suy giáp bao gồm việc sử dụng thuốc hàng ngày, và xét nghiệm máu định kỳ. Xét nghiệm suy giáp sẽ giúp bác sĩ kê được đúng liều loại hormone tuyến giáp tổng hợp và theo dõi được hiệu quả của các loại thuốc này.
Thyronxine, Triiodothyronine và TSH
Nhiệm vụ chính của hormone tuyến giáp là tạo ra hormone thyroxine, còn được biết đến là hormone T4 vì hormone này bao gồm 4 phân tử iod. Tuyến giáp cũng tạo ra hormone triiodothyronine, còn được gọi là hormone T3 vì chỉ có 3 phân tử iod nhưng với khối lượng ít hơn. Tuyến giáp chủ yếu tạo ra hormone T4 và T4 phải được chuyển hoá thành T3 vì T3 là một phần thyroxine và thực hiện các nhiệm vụ của tuyến giáp.
Tuyến yên nằm ở nền sọ là cơ quan sẽ kiểm soát việc sản xuất hormone của cơ thể. Tuyến yến sẽ sản xuất ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH), TSH sẽ ra tín hiệu cho tuyến giáp về việc sản xuất bao nhiêu hormone T4. Nồng độ TSH trong máu sẽ cho biết số lượng T4 mà tuyến yên yêu cầu tuyến giáp cần sản xuất. Nếu lượng hormone TSH quá cao, điều đó có nghĩa là bạn đang bị suy giáp. Nguyên nhân là vì TSH tăng cao chứng tỏ tuyến yên đang sản xuất nhiều TSH hơn nhằm mục đích kích thích tuyến giáp sản xuất ra hormone tuyến giáp.
Hàm lượng TSH sẽ đối ngược với hàm lượng hormone tuyến giáp. Nếu bạn tạo ra quá ít hormone tuyến giáp, lượng TSH sẽ tăng cao. Và nếu bạn tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp, lượng TSH sẽ giảm đi.
Chỉ số TSH bình thường sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả phòng xét nghiệm nơi bạn tiến hành kiểm tra. Thông thường, ngưỡng TSH bình thường của đa số các phòng xét nghiệm là 0.4mU/L – 4mU/L.
Bác sỹ cũng có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm T4. Đa số các phân tử T4 trong máu sẽ gắn với một loại protein, và khi đó, T4 sẽ không thể đi vào tế bào được. Chỉ có các phân tử T4 tự do (không gắn với protein) mới có thể đi vào các tế bào và thực hiện đúng chức năng của mình. Xét nghiệm máu cũng có thể giúp đếm được lượng T4 tự do trong máu.
Xét nghiệm suy giáp: đo lường hiệu quả điều trị
Suy giáp được điều trị bằng cách sử dụng thuốc hàng ngày. Sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp có thể giúp hàm lượng T4 và TSH trở về ngưỡng thông thường. Một khi bạn đã uống được liều phù hợp, các triệu chứng suy giáp sẽ thuyên giảm.
Khi bạn mới sử dụngt huốc, bác sĩ sẽ cần kiểm soát các kết quả xét nghiệm máu của bạn để điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp. Do vậy, trong giai đoạn đầu, bạn sẽ cần xét nghiệm máu thường xuyên hơn. Bạn có thể cần xét nghiệm mỗi tuần 1 lần trong vòng 6 tuần đầu cho đến khi tìm được liều thuốc phù hợp. Liều đầu tiên bác sĩ đưa ra thường là liều mà bác sĩ cho rằng sẽ tốt nhất cho bạn và cũng thường sẽ là liều thấp nhất có thể để tránh các phản ứng phụ, ví dụ như tim đập nhanh và bồn chồn.
Thuốc điều trị suy giáp thường sẽ có tác dụng chậm và có thể cần vài tuần thì cơ thể mới thích nghi. Nếu lượng TSH vẫn cao và các triệu chứng của bạn không thuyên giảm sau 6-10 tuần, bác sỹ sẽ tiến hành tăng liều và bạn sẽ cần xét nghiệm lại sau 6-10 tuần tiếp theo.
Làm thế nào để kiểm soát tình trạng suy giáp?
Vì bạn cần uống thuốc điều trị suy giáp hàng ngày trong suốt phần đời còn lại, kể cả sau khi đã tìm được liều thuốc thích hợp, nên lượng hormone của bạn cần được kiểm soát thường xuyên để đảm bảo rằng phương pháp điều trị đang có hiệu quả. Đa số các bệnh nhân suy giáp sẽ cần được khám định kỳ hàng năm.
Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ khuyến nghị rằng bạn nên giữ lượng hormone TSH trong ngưỡng hẹp (0.5-2.5mU/L) nhưng đừng quá hoang mang nếu kết quả của bạn có sai khác một chút. Sai lệch một chút so với ngưỡng này không quá lo ngại vì lượng TSH sản xuất ra từ tuyến yên thay đổi rất nhanh, chứ không phải là một con số đều đặn. Một yếu tố khác, đó là thời điểm xét ngheiẹm cũng có thể khiến kết quả có sự khác biệt. Hàm lượng TSH thường sẽ cao vào buổi tối và thấp vào ban ngày. Mọi người, kể cả phụ nữ mang thai và người có tiền sử gia đình bị ung thư tuyến giáp sẽ có mục tiêu mức TSH khác nhau. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ về mục tiêu TSH mà bạn cần đạt được.
Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng mới hoặc triệu chứng nặng hơn hoặc nếu tình trạng sức khoẻ của bạn thay đổi (ví dụ như bạn mang thai, bắt đầu mãn kinh hoặc bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu hormone tuyến giáp của cơ thể) bạn nên đến gặp bác sĩ và tiến hành xét nghiệm máu lại.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chế độ ăn và bệnh tuyến giáp
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.