Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về hormone ghrelin, chức năng cũng như các tác động khác của loại hormone này và làm sao để cơ thể giảm tiết loại hormone này.
Chức năng của ghrelin
Ghrelin, hay còn gọi là “hormone đói”, là loại hormone tuần hoàn trong cơ thể và cũng đóng nhiều vai trò trong các quá trình của cơ thể.
Ghrelin được sản sinh chủ yếu ở dạ dày nhưng một lượng nhỏ cũng được sản xuất từ ruột, não và tụy.
Tuy ghrelin có nhiều vai trò trong cơ thể nhưng chức năng chính của loại hormone này xoay quanh các quá trình của hệ tiêu hóa, bao gồm dạ dày và ruột non.
Ghrelin điều tiết cảm giác no và đói của cơ thể cũng như thúc đẩy quá trình tích trữ mỡ.
Nồng độ hormone ghrelin thay đổi đáng kể trong suốt cả ngày, tăng lên khi ta cảm thấy đói và giảm đi khi đã no.
Những tác động khác
Bên cạnh chức năng điều tiết cảm giác đói và no, hormone ghrelin còn có những nhiệm vụ khác, bao gồm:
Giảm ghrelin
Ghrelin là một hormone cần thiết trong cơ thể để duy trì và điều hòa các hoạt động thiết yếu. Tuy nhiên, do ghrelin đóng vai trò chính trong cảm giác đói và no, việc giảm nồng độ ghrelin có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, hoặc cảm thấy chán ăn, từ đó gây giảm cân.
Một vài nghiên cứu cho thấy mức độ ghrelin tăng lên sau khi đã giảm cân. Điều này đồng nghĩa với việc người giảm cân sẽ cảm thấy đói hơn bình thường, dẫn đến việc ăn nhiều hơn và có thể làm tăng lại số cân nặng đã giảm.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng sự dao động của ghrelin không phải là yếu tố duy nhất để phỏng đoán mức độ tăng cân sau khi đã giảm cân mà các yếu tố hành vi cũng như yếu tố môi trường đều có thể góp phần.
Một người đang cố gắng giảm mức độ ghrelin một cách tự nhiên có thể thử những cách sau:
Giảm lượng fructose nạp vào
Nghiên cứu cho thấy việc dung nạp lượng fructose lớn có thể dẫn đến tăng mức độ ghrelin. Và điều này có thể làm cho một người ăn nhiều hơn trong bữa chính nhưng cũng cảm thấy đói rất nhanh ngay sau đó.
Tập luyện thể chất
Có nhiều tranh luận về việc liệu tập luyện thể chất có thể làm thay đổi mức độ ghrelin trong cơ thể hay không. Một nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra rằng việc tập aerobic cường độ cao có thể giúp giảm mức độ ghrelin, trong khi việc tập các bài tập kết hợp lại có thể làm tăng mức độ hormone này.
Mặc dù một vài hình thức tập luyện có thể làm tăng mức độ ghrelin nhưng điều này lại không ảnh hưởng đến cảm giác đói. Tập luyện thể chất cũng có tác động đến những loại hormone khác trong cơ thể như insulin và leptin, cũng là hai loại hormone có vai trò trong điều tiết cảm giác đói.
Giảm stress
Cường độ stress cao hoặc stress mạn tính có thể làm mức độ ghrelin tăng lên. Do đó, những người phải chịu căng thẳng kéo dài thường có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường.
Kết lại
Ghrelin là một trong những loại hormone đóng nhiều vai trò trong cơ thể, bao gồm cả điều tiết cảm giác thèm ăn, kiểm soát insulin, và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Cơ thể cần ghrelin cho nhiều quá trình thiết yếu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có mong muốn giảm mức độ ghrelin trong cơ thể xuống do điều này có thể giúp kìm hãm cảm giác thèm ăn, từ đó giúp họ ăn ít hơn.
Những người muốn giảm mức độ ghrelin một cách tự nhiên nhất có thể thử những cách như giảm lượng fructose dung nạp, tập luyện và cố gắng giảm cường độ stress.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.