Nguyên nhân gây viêm tuyến giáp Hashimoto
Viêm tuyến giáp Hashimoto là một rối loạn tự miễn dịch. Tình trạng này khiến các tế bào bạch cầu và kháng thể tấn công nhầm vào các tế bào của tuyến giáp.
Đối tượng nguy cơ
Nguyên nhân gây viêm tuyến giáp Hashimoto vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ có thể làm gia tăng khả năng mắc căn bệnh này. Bệnh gặp ở phụ nữ cao gấp bảy lần so với nam giới, đặc biệt là phụ nữ đã mang thai. Nguy cơ mắc có thể cao hơn nếu bạn có tiền sử gia đình mắc các bệnh tự miễn như:
Bệnh basedow
Bệnh tiểu đường tuýp 1
Lupus
Hội chứng Sjogren
Viêm khớp dạng thấp
Bạch biến
Bệnh Addison (suy tuyến thượng thận).
Các triệu chứng của bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto cũng giống như các bệnh lý tuyến giáp khác như suy giáp. Một số triệu chứng của bệnh:
Táo bón
Da khô, nhợt nhạt
Khàn giọng
Cholesterol cao
Trầm cảm
Yếu cơ
Mệt mỏi
Uể oải
Nhạy cảm với lạnh
Tóc mỏng
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Một số người mắc bệnh thường mắc bệnh phì đại tuyến giáp. Được biết đến như bệnh bướu cổ, tình trạng này có thể khiến phần trước cổ của bạn bị sưng lên. Bướu cổ hiếm khi gây đau, chỉ đau khi chạm vào. Bệnh này khiến bạn khó nuốt hoặc khiến cổ họng bạn có cảm giác bị vướng.
Chẩn đoán viêm tuyến giáp Hashimoto
Nếu bạn có các triệu chứng liên quan đến suy giảm chức năng của tuyến giáp, bác sĩ sẽ xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH) bằng xét nghiệm máu. Nồng độ hormone TSH cao khi hoạt động của tuyến giáp thấp vì cơ thể đang làm việc chăm chỉ để kích thích tuyến giáp sản xuất nhiều hormone tuyến giáp hơn.
Bác sĩ cũng có thể sử dụng xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp khác, kháng thể, cholesterol để đưa ra chẩn đoán xác định.
Điều trị viêm tuyến giáp Hashimoto
Hầu hết những người mắc bệnh Hashimoto đều cần được điều trị. Tuy nhiên, nếu tuyến giáp của bạn hoạt động bình thường, bạn sẽ chỉ cần theo dõi định kỳ.
Nếu tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, bạn sẽ cần phải dùng thuốc. Levothyroxine là một loại hormone tổng hợp thay thế hormone tuyến giáp thyroxine (T4) bị thiếu. Nó hầu như không có tác dụng phụ. Nếu bạn cần loại thuốc này, bạn có thể phải sử dụng nó suốt đời.
Sử dụng levothyroxine thường xuyên có thể đưa mức hormone tuyến giáp của bạn trở lại bình thường. Khi điều này xảy ra, các triệu chứng sẽ thuyên giảm và biến mất. Tuy nhiên, vẫn cần xét nghiệm thường xuyên để theo dõi nồng độ hormone, cho phép bác sĩ điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Một số chất bổ sung và thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ levothyroxin của cơ thể bạn. Hãy nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc nào mà bạn đang dùng. Một số sản phẩm có thể gây ra vấn đề với levothyroxine bao gồm:
Sản phẩm bổ sung sắt
Sản phẩm bổ sung canxi
Thuốc ức chế bơm proton, điều trị trào ngược axit
Một số loại thuốc điều trị cholesterol
Estrogen.
Bạn có thể cần phải điều chỉnh thời gian dùng thuốc tuyến giáp trong ngày khi dùng các loại thuốc khác. Một số loại thực phẩm cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc này. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng của bạn.
Biến chứng của bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto
Nếu không được điều trị, viêm tuyến giáp Hashimoto có thể gây ra các biến chứng, một số biến chứng có thể nghiêm trọng như:
Bệnh về tim, bao gồm cả suy tim
Thiếu máu
Lú lẫn và mất ý thức
Nồng độ cholesterol cao
Suy giảm ham muốn tình dục
Trầm cảm
Viêm tuyến giáp Hashimoto cũng ảnh hưởng đến cả phụ nữ mang thai. Nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ mắc bệnh này có nhiều khả năng sinh con bị dị tật tim, não và thận.
Để hạn chế những biến chứng này, hãy theo dõi chức năng tuyến giáp trong suốt thai kỳ ở những phụ nữ có vấn đề về tuyến giáp. Riêng đối với những phụ nữ không bị rối loạn tuyến giáp, việc kiểm tra tuyến giáp định kỳ không được khuyến khích trong thời kỳ mang thai.
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.