Bệnh còi xương là phổ biến nhất ở trẻ em từ 6 - 36 tháng tuổi vì đây là lứa tuổi mà hệ xương đang phát triển mạnh. Đây là thời điểm cơ thể trẻ cần nhiều canxi và phospho nhất để củng cố và phát triển bộ xương.
Các triệu chứng của bệnh còi xương bao gồm đau và nhạy cảm ở xương, đặc biệt là ở cột sống, cánh tay, xương chậu và chân; chậm phát triển và/hoặc thấp bé; chuột rút cơ; và răng bất thường.
Còi xương là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ em, ảnh hưởng đến sự phát triển xương và gây ra nhiều biến chứng về sau. Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh còi xương.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị còi xương
Các vấn đề về dinh dưỡng hoặc di truyền thường là nguyên nhân gây ra bệnh còi xương. Chế độ ăn giúp cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu và khoáng chất giúp hình thành xương.
Các vitamin và khoáng chất khác như magie, kẽm, đồng... cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương.
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng hỗ trợ quá trình hồi phục, giúp cơ thể trẻ bị còi xương phục hồi nhanh chóng, xương phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp giảm thiểu nguy cơ các biến chứng của còi xương như biến dạng xương, chậm lớn, suy yếu hệ miễn dịch.
2. Các dưỡng chất thiết yếu đối với trẻ còi xương
Trong hầu hết các trường hợp, thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung thêm vitamin và tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời là đủ để chữa khỏi căn bệnh này. Còi xương là do thiếu hụt ít nhất 1 trong 3 chất dinh dưỡng thiết yếu: vitamin D, canxi hoặc phospho.
Do đó, chế độ ăn để đảo ngược bệnh còi xương cần chứa các loại thực phẩm giàu ít nhất một trong những chất dinh dưỡng này.
2.1. Thực phẩm giàu vitamin D cần thiết cho trẻ còi xương
Bổ sung đủ vitamin D giúp xương chắc khỏe và có thể ngăn ngừa còi xương. Khi tia cực tím từ mặt trời chiếu vào da sẽ tổng hợp vitamin D. Tuy nhiên, trẻ em thường ít được tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời dễ bị thiếu hụt vitamin D và do đó dễ bị còi xương. Ăn thực phẩm giàu vitamin D có thể cung cấp vitamin D để hỗ trợ xương chắc khỏe.
Trong tự nhiên không có nhiều thực phẩm giàu vitamin D. Các thực phẩm giàu vitamin D gồm một số loại dầu gan cá, trứng gà được nuôi bổ sung vitamin D, dầu tăng cường vitamin D hoặc các thực phẩm có bổ sung vitamin D. Ngoài ra một số loại cá giàu chất béo như cá hồi cũng là nguồn cung cấp vitamin D.
Các nguồn vitamin D tốt trong chế độ ăn uống bao gồm:
Nhiều loại thực phẩm cũng được bổ sung vitamin D, chẳng hạn như nước cam, sữa, bơ thực vật và ngũ cốc ăn sáng.
Việc hấp thụ đủ vitamin D giúp xương chắc khỏe và có thể ngăn ngừa còi xương ở trẻ.
2.2. Thực phẩm giàu canxi
Chế độ ăn cho trẻ còi xương cũng nên chứa các loại thực phẩm giàu khoáng chất thiết yếu là canxi. Hơn 99% canxi trong cơ thể tích tụ trong xương và khoáng chất này cần thiết kết hợp với vitamin D và phospho để ngăn ngừa còi xương.
Thực phẩm giàu canxi là các loại thực phẩm từ sữa như sữa, sữa chua và pho mát; các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina cũng chứa một lượng canxi tốt.
2.3. Thực phẩm giàu phospho
Vì phospho cần thiết cho xương chắc khỏe, chế độ ăn của trẻ còi xương cũng nên chứa các loại thực phẩm cung cấp khoáng chất thiết yếu này.
Các nguồn phospho tốt trong chế độ ăn bao gồm một số loại thực phẩm giàu canxi: thực phẩm từ sữa như sữa, phô mai và sữa chua; trứng; và cá hồi. Các loại thực phẩm khác chứa phospho là bánh mì nguyên cám và bánh mì bổ sung; cá bơn, thịt bò, thịt gà...
2.4. Tầm quan trọng của sữa
Sữa là một sự bổ sung có lợi cho chế độ ăn của trẻ còi xương vì nó chứa vitamin D, canxi và phospho.
Tuy nhiên, một số trẻ không uống sữa vì một hoặc nhiều lý do, chẳng hạn như không thích sữa, tránh các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật nói chung hoặc không dung nạp lactose.
Đối với những trẻ này, điều quan trọng là chế độ ăn của trẻ còi xương phải chứa một số loại thực phẩm khác giàu vitamin D, canxi và/hoặc phospho.
3. Lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương
Trẻ còi xương cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt, trong đó, phải đảm bảo cung cấp đầy đủ cho trẻ 4 nhóm chất chính, đó là: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, trẻ cần được tập trung bổ sung nhóm vi chất để xương của trẻ phát triển như vitamin D, canxi, phospho, kẽm, sắt. Ngoài ra, trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ cũng cần được tăng cường bổ sung lượng chất béo từ dầu hoặc mỡ bởi chất béo đóng vai trò hấp thu vitamin D ở trẻ.
Khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ còi xương, trẻ cần được quan tâm, theo dõi để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày. Điều trị còi xương thường bắt đầu bằng việc bổ sung vitamin D và canxi. Trẻ em mắc bệnh còi xương di truyền thường được điều trị bởi một chuyên gia về hormone (bác sĩ nội tiết).
Trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh còi xương do dinh dưỡng sẽ ngay lập tức bắt đầu bổ sung vitamin D từ 1.000 - 2.000 đơn vị quốc tế (IU) mỗi ngày. Đôi khi, bác sĩ sẽ sử dụng liều lượng vitamin D cao hơn nhiều. Lượng canxi nên hấp thụ là 1.000 - 1.500 mg mỗi ngày, thông qua thực phẩm giàu canxi hoặc thực phẩm bổ sung.
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng, nhu cầu vitamin D cần bổ sung hàng ngày cho từng lứa tuổi như sau:
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi
Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn và tiếp tục bú mẹ cho tới khi được 2 tuổi. Ngay từ những tuần đầu sau sinh nên cho trẻ ra tắm nắng từ 10-15 phút trước 9 giờ sáng, mùa đông có thể tắm muộn hơn một chút. Khi tắm nên che mắt cho trẻ để ánh nắng mặt trời không gây hại mắt, không cho trẻ tắm nắng lúc trời nắng gay gắt để tránh nguy cơ ung thư da.
Trường hợp thời tiết lạnh, không có ánh nắng có thể bổ sung dự phòng vitamin D, MK7 hàng ngày cho trẻ dưới sự giám sát của bác sĩ.
Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thụ canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.
Với trẻ trên 6 tháng tuổi
Bên cạnh việc tắm nắng hàng ngày cho trẻ, trong chế độ ăn bổ sung cần chú ý thức ăn giàu canxi và các khoáng chất như tôm, cua, cá, trứng, rau xanh, đậu, sữa, chế phẩm từ sữa. Chú ý cho trẻ ăn đủ chất béo dầu, mỡ giúp hấp thụ vitamin D, MK7 và các vitamin tan trong dầu để trẻ phát triển tốt.
Tiếp tục cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương. Vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thụ được nên vẫn bị còi xương.
Cho trẻ uống vitamin D 400UI/ ngày trong suốt năm đầu tiên, nhất là về mùa đông. Lưu ý, cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: calciumcobier 5ml: 1 - 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1 - 2 thìa cà phê/ngày, ngoài ra, có thể bổ sung thêm kẽm, vitamin K2 theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cho trẻ tắm nắng giúp tổng hợp vitamin D từ da là một nguồn quan trọng để bổ sung vitamin D ngăn ngừa bệnh còi xương.
Hạn chế dùng thức ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có gas
Bà mẹ cho con bú cũng nên kiêng những loại thực phẩm này vì đây là những thực phẩm có thể giảm khả năng hấp thụ canxi và gây ra một số bệnh lý khác ở trẻ. Cho trẻ uống đủ nước, khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, nước hoa quả tự nhiên. Bên cạnh vitamin D và canxi, mẹ cần chú ý cân chỉnh liều lượng vitamin K2, kẽm, magie cung cấp cho trẻ mỗi ngày.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn hợp lý, khoa học cho trẻ. Trong một số trường hợp trẻ có dấu hiệu thiếu hụt vitamin, khoáng chất, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc cho trẻ dùng một số thực phẩm bổ sung.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị.
Giấc ngủ của chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi tiết trời se lạnh vào mùa đông. Do đó,nhiều người sẽ cảm thấy khó khăn để ra khỏi giường vào buổi sáng,nhất là khi cơ thể uể oải và thiếu năng lượng. Tuy nhiên, với một vài điều chỉnh nhỏ trong không gian ngủ và chế độ sinh hoạt, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng một giấc ngủ ngon và sâu giấc trong những ngày đông giá rét.
Bệnh lý ruột mất protein là gì? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Cà rốt tốt cho mắt, còn đậu Hà Lan, rau bina giàu vitamin và chất xơ góp phần tăng cường sức khỏe tiêu hóa, tim mạch.
Ngày 06/11/2024, tại Hà Nội, Viện Y học ứng dụng Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “VAI TRÒ CỦA VITAMIN D3 VÀ K2 TRONG VIỆC CẢI THIỆN MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO Ở TRẺ EM” với sự tham gia của các nhà khoa học, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ đầu ngành chuyên khoa dinh dưỡng, nhi khoa và xương khớp.
Cập nhật các bằng chứng khoa học về hiệu quả của các vi chất dinh dưỡng có trong sản phẩm (vitamin K2 và vitamin D3) đối với sức khỏe xương trẻ em.
Sản phầm mì ăn liền Hảo Hảo là một sản phẩm được sử dụng phổ biến rộng rãi, hiện nay đã được áp dụng công nghệ sản xuất mới với nhiều ưu điểm, và là một sản phẩm phù hợp để tăng cường canxi.
Nghiên cứu “Suy dinh dưỡng thấp còi và gầy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi tại một số xã địa bàn khó khăn và đề xuất một số giải pháp cải thiện” được thực hiện dưới sự chủ trì của Tổng hội Y học Việt Nam và đơn vị thực hiện là Viện Y học ứng dụng Việt Nam.
Một chế độ ăn nhiều các đồ uống hoặc thực phẩm giàu purin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout vì những chất này phân hủy thành axit uric trong quá trình tiêu hóa. Do đó, chế độ ăn uống cần đặc biệt lưu ý để tránh làm trầm trọng thêm bệnh. Một số đồ uống lý tưởng cho người bị bệnh gout sẽ được liệt kê trong bài viết dưới đây!