Tìm hiểu về bệnh còi xương
Còi xương là một bệnh lý do thiếu hụt vitamin D, bệnh khá phổ biến ở trẻ em, thậm chí ngay cả trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại nhiều tác hại và di chứng không tốt cho sức khỏe của trẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển cả thể chất và tinh thần của trẻ.
Xương chắc khỏe có vai trò nền tảng cho sự phát triển thể chất của trẻ, ảnh hưởng đến khả năng vận động, sự phát triển chiều cao và sức khỏe tổng thể trong tương lai.
Còi xương đặc trưng bởi sự suy giảm quá trình khoáng hóa của sụn tăng trưởng và chất nền xương. Tình trạng này dẫn đến xương bị yếu và mềm xương, gây ra các biến dạng xương (chân vòng kiềng, chân chữ X) cũng như các vấn đề về răng và chậm phát triển.
Mặc dù còi xương có thể do nhiều yếu tố gây ra, nhưng thiếu vitamin D là nguyên nhân hàng đầu, đặc biệt là ở trẻ bú mẹ hoàn toàn, những trẻ sinh non, trẻ có làn da sẫm màu hoặc những trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bệnh còi xương do thiếu vitamin D tiến triển thầm lặng, biểu hiện không rầm rộ như các bệnh viêm nhiễm cấp tính, do vậy bố mẹ của trẻ dễ bỏ qua. Chỉ đến khi đi khám bệnh do nguyên nhân nào đó mới phát hiện ra trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D, lúc đó đã có nhiều di chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và phát triển của trẻ. Do đó, việc phòng ngừa còi xương ở trẻ nhỏ rất quan trọng để đảm bảo trẻ có một khởi đầu vững chắc.
Vai trò của vitamin D3 với quá trình phát triển của xương
Vitamin D, đặc biệt vitamin D3, còn được gọi là cholecalciferol, là một loại vitamin tan trong dầu, có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương, bằng cách hỗ trợ hấp thụ canxi và quá trình khoáng hóa xương.
Vitamin D3 giúp duy trì mức canxi và phốt pho trong máu, khiến cho quá trình khoáng hóa xương diễn ra bình thường. Vitamin D3 hoạt động thông qua cơ chế tăng cường hấp thụ canxi từ ruột, huy động canxi từ xương khi cần thiết và làm giảm mất canxi đào thải qua thận. Vì canxi là một khoáng chất thiết yếu, quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển của xương, nên vitamin D3 trở thành một đồng minh không thể thiếu trong việc xây dựng một hệ xương chắc khỏe cho trẻ nhỏ.
Quá trình hình thành xương là một quá trình phức tạp, liên quan đến sự lắng đọng canxi và phốt pho vào xương. Vitamin D3, thông qua tác động lên quá trình hấp thụ canxi, đảm bảo rằng có đủ canxi để hỗ trợ quá trình khoáng hóa xương hiệu quả. Sự thiếu hụt vitamin D3 có thể dẫn đến sự khoáng hóa không đầy đủ, khiến xương yếu và dễ bị biến dạng, là dấu hiệu đặc trưng của bệnh còi xương.
Bên cạnh vitamin D3 cũng cần lưu ý bổ sung kèm vitamin K2. Nếu vitamin D3 giúp tăng cường hấp thu canxi thì vitamin K2 sẽ giúp định hướng và tăng cường hiệu quả gắn canxi vào xương,. giúp cơ thể sử dụng canxi hiệu quả, đúng lúc lúc chỗ hơn, từ đó giúp tăng cường hiệu quả của vitamin D3 trong dự phòng tình trạng còi xương.
Triệu chứng bệnh còi xương ở trẻ nhỏ
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, còi xương biểu hiện thông qua các triệu chứng trên xương và các triệu chứng ngoài xương.
Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ sơ sinh bị còi xương đều có tất cả các triệu chứng này. Mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và thời gian thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.
Chủ động phòng ngừa còi xương bằng Vitamin D3
Các chuyên gia của Viện Y ứng dụng Việt Nam khuyến nghị trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được bổ sung 400 IU vitamin D3 mỗi ngày ngay sau khi sinh để ngăn ngừa bệnh còi xương, có thể bổ sung thường xuyên cho đến khi trẻ 2 tuổi. Việc bổ sung này đặc biệt quan trọng đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn vì sữa mẹ có hàm lượng vitamin D thấp.
Mặc dù tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là một nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên, nhưng trẻ sơ sinh không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong những tháng đầu đời do nguy cơ ung thư da. Do đó, việc bổ sung vitamin D3 đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trẻ sơ sinh nhận đủ nhu cầu vitamin D cần thiết.
Các bậc phụ huynh lưu ý không tự ý bổ sung vitamin D3 cho trẻ, nên hỏi ý kiến và tuân thủ liều lượng khuyến nghị của bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ.
Tài liệu tham khảo
Gupta P, Dabas A, Seth A, et al. Indian Academy of Pediatrics Revised (2021) Guidelines on Prevention and Treatment of Vitamin D Deficiency and Rickets. Indian Pediatr. 2022;59(2):142-158.
Chanchlani R, Nemer P, Sinha R, et al. An Overview of Rickets in Children. Kidney Int Rep. 2020;5(7):980-990. Published 2020 Apr 11. doi:10.1016/j.ekir.2020.03.025
Crowe FL, Mughal MZ, Maroof Z, et al. Vitamin D for Growth and Rickets in Stunted Children: A Randomized Trial. Pediatrics. 2021;147(1):e20200815. doi:10.1542/peds.2020-0815
Durá-Travé T, Gallinas-Victoriano F. Pregnancy, Breastfeeding, and Vitamin D. Int J Mol Sci. 2023;24(15):11881. Published 2023 Jul 25. doi:10.3390/ijms241511881
Irvine J, Ward LM. Preventing symptomatic vitamin D deficiency and rickets among Indigenous infants and children in Canada. Paediatr Child Health. 2022;27(2):127-128. Published 2022 May 17. doi:10.1093/pch/pxac003
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?