Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng vitamin D đúng cách cho trẻ nhỏ

Vitamin D rất quan trọng với nhiều chức năng ở trẻ nhỏ, như chức năng xương khớp, chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, bổ sung vitamin D đúng cách như thế nào thì không phải bậc phụ huynh nào cũng biết

Vai trò của Vitamin D

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể hấp thu canxi từ thực phẩm, đảm bảo duy trì đủ lượng canxi và phốt pho, hai yếu tố cần thiết giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa bệnh còi xương. Bên cạnh đó, vitamin D còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi xương sau chấn thương hoặc phẫu thuật.

Sử dụng vitamin D đúng cách cho trẻ nhỏ

Bệnh còi xương gây nên tình trạng mềm xương, thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong hai năm đầu đời, có nguyên nhân là do thiếu vitamin D. Thiếu vitamin D cũng làm gia tăng nguy cơ gãy xương ở trẻ lớn, thanh thiếu niên và người lớn.

Ngoài ra, vitamin D có vai trò trong phản ứng của hệ miễn dịch và có liên hệ với sức khỏe tinh thần, với nghiên cứu cho thấy rằng thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Dấu hiệu trẻ bị thiếu Vitamin D

Những dấu hiệu thiếu vitamin D có thể xuất hiện rất sớm từ tuần đầu tiên sau khi sinh, ở những trẻ để non thiếu tháng, hoặc những mẹ có chế độ ăn thiếu vitamin D và canxi. Những dấu hiệu thường gặp bao gồm:

- Trẻ có thóp rộng hơn bình thường, xương sọ mềm hoặc méo bẹp (dấu hiệu bóng bàn);

- Hay quấy khóc ban đêm, đổ mồ hôi trộm;

- Chậm mọc răng, tóc rụng vành khăn, chậm phát triển chiều cao, biếng ăn hoặc dễ mắc bệnh.

Cha mẹ cần chú ý quan sát để phát hiện các dấu hiệu sớm của trẻ. Khi trẻ có các dấu hiệu kể trên cần sớm đưa trẻ đi khám bác sỹ để được tư vấn và điều trị tình trạng thiếu vitamin D kịp thời, hạn chế các ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ. Không được tự ý cho trẻ uống vitamin D, chỉ bổ sung vitamin D cho trẻ theo đúng liều lượng kê đơn của bác sỹ.

The Crucial Role of Vitamin D for Children's Health – Ash Yates – Nurture  Children's Health – Children's Naturopath – Children's Naturopath Adelaide

Chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa thiếu hụt vitamin D

Cách tốt nhất để đảm bảo cung cấp đủ vitamin D là đảm bảo chế độ dinh dưỡng và tắm nắng hợp lý. Mặc dù thực phẩm cung cấp vitamin D không nhiều, nhưng nếu chế độ ăn hợp lý, trẻ có thể nhận được đủ lượng vitamin D cần thiết. Bện cạnh chế độ ăn khoa học, việc tắm nắng đúng cách có thể cung cấp đủ lượng Vitamin D cần thiết, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin D. Trẻ sơ sinh chỉ cần tắm nắng khoảng 10 phút mỗi ngày là có thể đáp ứng đủ nhu cầu khuyến nghị vitamin D một ngày. Thời điểm tắm nắng tốt nhất là từ 6h sáng đến 9h sáng hoặc sau 16h. Khi tắm nắng, nên để lộ các vùng da rộng như tay, chân, bụng, lưng và che chắn các vùng da nhạy cảm như cổ và đầu. Ngoài tác dụng bổ sung vitamin D, tắm nắng cho trẻ sơ sinh còn giúp trẻ tăng cường chức năng miễn dịch và hỗ trợ giấc ngủ.

Chế độ ăn uống cung cấp đủ vitamin D cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm, ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin D, như: cá, trứng (lòng đỏ), gan, dầu cá. Ngoài ra, cũng có thể chọn các thực phẩm bổ sung vitamin D như sữa bột đã bổ sung vitamin D, ngũ cốc, bánh quy, dầu ăn...Song hành với đó, chế độ ăn cũng cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai). Canxi và vitamin D có tác dụng hỗ trợ, nâng cao tác dụng lẫn nhau.

Lưu ý rằng, bữa ăn của trẻ cần đủ chất béo để giúp tăng khả năng hấp thu vitamin D tối đa.

Thực phẩm chức năng hỗ trợ bổ sung vitamin D

Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần dùng thêm thực phẩm chức năng chứa vitamin D, chẳng hạn như các dạng bổ sung vitamin D3, D3-K2.... Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nên hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn, chỉ định loại vitamin D, liều lượng bổ sung phù hợp với sức khỏe của con bạn.

Nhu cầu vitamin D ở trẻ em

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần 400 IU vitamin D mỗi ngày. Trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc uống ít hơn 1 lít sữa công thức mỗi ngày cần bổ sung vitamin D từ nguồn khác. Trẻ từ 1 tuổi trở lên cần khoảng 600 IU vitamin D mỗi ngày, tuy nhiên, một số trẻ có thể cần liều cao hơn tùy thuộc vào tình trạng dự trữ và thiếu hụt của trẻ.

Một số trẻ có thể cần nhiều vitamin D hơn, bao gồm:

  • Trẻ đẻ non tháng, trẻ sinh đôi, trẻ có dấu hiệu thiếu vitamin D; 
  • Trẻ mắc một số tình trạng bệnh lý: béo phì, bệnh Celiac, xơ nang , gãy xương nhiều lần hoặc đau xương tiến triển;
  • Đang hồi phục sau phẫu thuật xương (ví dụ: sau phẫu thuật cố định xương để điều trị chứng gù vẹo cột sống);
  • Dùng một số loại thuốc (như thuốc chống động kinh), những loại thuốc này có thể ngăn chặn hoặc hạn chế cơ thể hấp thu và sử dụng vitamin D.

Thời điểm cần bổ sung vitamin D

Vào mùa thu và mùa đông, khi ánh nắng mặt trời yếu, trẻ có thể cần bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm hoặc viên uống. Những trẻ béo phì, có làn da ngăm, ít tiếp xúc với ánh nắng hoặc phải sử dụng thuốc có thể cần liều bổ sung quanh năm. Hãy trao đổi với bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể về nhu cầu vitamin D của con bạn.

Lưu ý về nguy cơ thừa vitamin D

Dù vitamin D rất quan trọng, việc bổ sung quá nhiều vitamin D từ thực phẩm bổ sung cũng có thể gây hại, như tăng nguy cơ sỏi thận. Cha mẹ cần kiểm soát lượng vitamin D mà trẻ nhận được từ sữa, thực phẩm và thực phẩm bổ sung để tránh vượt quá mức khuyến nghị cho phép:

  • 1.000 - 1.500 IU mỗi ngày cho trẻ sơ sinh;
  • 2.500 - 3.000 IU mỗi ngày cho trẻ từ 1 đến 8 tuổi;
  • 4.000 IU mỗi ngày cho trẻ từ 9 tuổi trở lên.

Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng

Vitamin D cần thiết cho việc hấp thu canxi, quan trọng cho quá trình khoáng hóa xương ở trẻ.  Thiếu vitamin D và bệnh còi xương là tình trạng phổ biến, rất hay gặp, thậm chí rất sớm từ sau khi sinh. Cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn xác định và bổ sung liều phù hợp, tránh được các biến chứng thừa hoặc thiếu do tự bổ sung liều không đúng gây nên. 

Tài liệu tham khảo

https://kidshealth.org/en/parents/vitamin-d.html

https://www.chop.edu/news/health-tip/vitamin-d-supplements-what-parents-should-know

https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/nutrition/Pages/vitamin-d-on-the-double.aspx

 

Ths. Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • 14/05/2025

    Chế độ ăn cho người bị chấy rận

    Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.

  • 14/05/2025

    Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

    Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!

Xem thêm