Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nên và không nên làm gì khi điều trị viêm tai tại nhà

Viêm tai là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em. Mặc dù có thể tự điều trị tại nhà cho một số trường hợp nhẹ, nhưng việc hiểu rõ những gì nên và không nên làm là rất quan trọng để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Dựa theo cấu trúc từ ngoài vào, viêm tai có thể bao gồm viêm tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Những điều nên làm khi điều trị viêm tai tại nhà

Viêm tai là tình trạng tai bị nhiễm trùng dẫn đến viêm và đau. Tình trạng viêm có thể kèm sưng tấy, chảy mủ tai, tai có mùi hôi và có thể nghe kém.

Dưới đây là những điều nên làm trong quá trình điều trị viêm tai tại nhà để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

1. Điều trị triệu chứng cảm lạnh

Viêm tai thường là "kết quả" của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh. Khi bị cảm, các bệnh lây nhiễm có thể gây kích ứng vòi nhĩ (một bộ phận quan trọng trong hệ thống tai mũi họng, có vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự cân bằng của tai giữa), dẫn đến sưng viêm và tích tụ dịch trong tai. Vì vậy, việc điều trị tích cực các triệu chứng cảm lạnh như ho, sổ mũi sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ viêm tai.

Bạn có thể thử các biện pháp tại nhà như: Uống trà ấm với mật ong; Sử dụng máy tạo độ ẩm; Tẩy rửa xoang bằng bình xịt mũi; Uống thuốc thông mũi (theo chỉ định của bác sĩ); Uống nhiều nước; Nghỉ ngơi đầy đủ.

2. Chườm nóng hoặc lạnh

Viêm tai gây ra cảm giác khó chịu, và việc lựa chọn giữa chườm nóng hay lạnh thường khiến nhiều người băn khoăn. Thực tế, cả hai phương pháp đều có những ưu điểm riêng và có thể mang lại hiệu quả giảm đau đáng kể.

  • Chườm nóng: Nhiệt độ ấm áp giúp các cơ xung quanh ống tai thư giãn, giảm căng thẳng và hỗ trợ dịch thoát ra dễ dàng hơn.

  • Chườm lạnh: Lạnh có tác dụng làm tê các dây thần kinh, giảm đau và giảm sưng viêm hiệu quả. Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn có thể kết hợp cả chườm nóng và lạnh, luân phiên mỗi 30 phút để tận dụng tối đa lợi ích của cả hai phương pháp.

 Chú ý khi sử dụng chườm nóng, hãy đảm bảo nhiệt độ không quá nóng để tránh bị bỏng.

Chú ý khi sử dụng chườm nóng, hãy đảm bảo nhiệt độ không quá nóng để tránh bị bỏng.

3. Sử dụng thuốc không kê đơn

Viêm tai gây ra những cơn đau khó chịu, nhưng bạn có thể tìm thấy sự thuyên giảm với các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil, Motrin) và acetaminophen (Tylenol).

Bạn có thể nhận thấy hiệu quả tốt hơn khi luân phiên giữa ibuprofen và acetaminophen để tận dụng tác dụng giảm đau của cả hai loại thuốc. Để đảm bảo an toàn và tránh những tác dụng phụ không mong muốn, hãy tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử.

4. Thay đổi tư thế ngủ

Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng giúp cơ thể hồi phục khi bị bệnh, đặc biệt là viêm tai. Tuy nhiên, cách bạn ngủ cũng ảnh hưởng đáng kể đến mức độ khó chịu. Nếu đau tai chỉ giới hạn ở một bên, hãy thử ngủ nghiêng sang bên còn lại. Sử dụng 2-3 chiếc gối để nâng cao phía tai bị viêm.

Tư thế này giúp dịch thoát ra dễ dàng hơn, giảm sưng và đau. Nếu cả hai tai đều bị ảnh hưởng, bạn có thể thấy rằng nằm ngửa sẽ thoải mái hơn.

Thay đổi tư thế ngủ có thể giúp giảm đau tai bằng cách giảm áp lực trong tai.

Thay đổi tư thế ngủ có thể giúp giảm đau tai bằng cách giảm áp lực trong tai.

5. Bài tập xoay cổ

Khi bị viêm tai, các cơ xung quanh ống tai thường căng cứng, gây áp lực lên tai và tăng cảm giác đau nhức. Thực hiện các bài tập cổ nhẹ nhàng có thể giúp thư giãn cơ bắp, giảm áp lực và cải thiện tình trạng đau tai. Một số bài tập đơn giản bạn có thể thử:

  • Xoay đầu chậm: Từ từ xoay đầu theo hình tròn, kết hợp cả chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ.

  • Ngả đầu sang hai bên: Nhẹ nhàng nghiêng đầu sang trái và sang phải, cố gắng chạm tai vào vai.

  • Nhún vai: Đưa vai lên cao rồi hạ xuống, lặp lại nhiều lần.

  • Mở miệng rộng: Mở miệng rộng nhất có thể, giữ trong vài giây rồi thư giãn.

6. Gừng

Gừng là một loại gia vị quen thuộc với nhiều công dụng tuyệt vời, trong đó có khả năng chống viêm. Nhờ đặc tính này, gừng có thể giúp giảm sưng và đau tai hiệu quả.

Bác sĩ Nguyễn Anh Huỳnh, chuyên Khoa Tai mũi họng tại Hệ thống Y tế Cleveland Clinic (Mỹ) khuyến cáo: "Bạn có thể nhỏ vài giọt nước ép gừng ấm quanh ống tai để giảm đau. Tuy nhiên, cần hết sức cẩn thận để tránh cho nước gừng chảy vào bên trong tai, có thể gây kích ứng.

7. Oxy già (Hydrogen peroxide)

Nước oxy già (hydrogen peroxide) có tác dụng sát khuẩn, loại bỏ bụi bẩn, làm sạch vết thương, cầm máu, rửa tai... Oxy già chỉ được dùng để làm sạch ráy tai trong các trường hợp tai bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc dùng oxy già thường xuyên, nồng độ cao lại có thể gây ảnh hưởng đến tai, gây bỏng tai, gây kích ứng, phù nề, viêm ống tai, thậm chí thủng màng nhĩ...

Làm sạch ráy tai bằng oxy già bằng cách:

- Pha loãng oxy già trước khi nhỏ vào tai.

- Nhỏ 1-2 giọt vào mỗi bên tai, để yên trong khoảng 10 giây.

- Cúi đầu xuống để nước cùng ráy tai chảy ra một cách tự nhiên.

Lưu ý sau khi thực hiện, cần lau tai thật khô. Bởi, môi trường ẩm ướt có thể dẫn đến bệnh viêm tai, hoặc nhiễm trùng nấm trong ống tai. Ngoài ra, tuyệt đối không nhỏ oxy già vào tai khi bị thủng màng nhĩ hoặc phải phẫu thuật tai...Tốt nhất, việc sử dụng oxy già để làm sạch ráy tai cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa.

Những điều không nên làm khi điều trị viêm tai tại nhà

Bạn có thể nghe nhiều lời khuyên về các phương pháp điều trị viêm tai tại nhà, nhưng không phải tất cả đều an toàn và hiệu quả. BS. Huỳnh khuyến cáo nên tránh các biện pháp sau:

1. Sử dụng dầu

Dầu tỏi, dầu tràm trà và nhiều loại dầu khác thường được cho là có khả năng kháng khuẩn và giảm viêm. Tuy nhiên, BS. Huỳnh cho biết dầu không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây viêm tai, đặc biệt là viêm tai giữa. Hơn nữa, dầu có thể gây kích ứng tai và chưa được chứng minh là an toàn hoặc hiệu quả trong việc điều trị viêm tai.

Chưa có đủ bằng chứng khoa học chứng minh rằng tinh dầu hiệu quả trong việc điều trị đau tai, viêm tai.

Chưa có đủ bằng chứng khoa học chứng minh rằng tinh dầu hiệu quả trong việc điều trị đau tai, viêm tai.

2. Thuốc nhỏ tai không kê đơn

BS. Huỳnh cũng khuyến cáo nên tránh dùng thuốc nhỏ tai không kê đơn chứa benzocaine (một chất gây tê da và niêm mạc tại chỗ thường được dùng để giảm đau, giảm ngứa…) và antipyrine (một loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt) để giảm đau và viêm, bởi hiệu quả của những loại thuốc này rất ngắn và đôi khi nó còn gây kích ứng tai nếu dùng không đúng cách.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm tai và đau họng ở trẻ nhỏ.

Việt An (Theo Cleveland Clinic) - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Xem thêm