Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các loại kiểm tra sức khỏe mọi phụ nữ nên làm

Giữ gìn sức khỏe không phải là việc khó khăn nhất bạn đã từng làm nhưng lại yêu cầu nhiều nỗ lực và thận trọng. Một phần quan trọng của sự nỗ lực chính là việc làm đủ các kiểm tra sức khỏe cần thiết giúp phát hiện ra những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và có thể dự phòng nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Những  kiểm tra sức khỏe bạn cần phải làm sẽ thay đổi theo độ tuổi của bạn. Một khi bạn đã bắt đầu  kiểm tra sức khỏe, bạn nên làm định kỳ thường xuyên trong suốt cả quãng đời còn lại.

Các kiểm tra sức khỏe cần làm khi bạn trong độ tuổi 20-30 tuổi

Khám vùng chậu và xét nghiệm tế bào cổ tử cung

Không phân biệt tình trạng quan hệ tình dục như thế nào, phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên được làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung mỗi 3 năm. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung sẽ tìm ra các dấu hiệu có thể của ung thư cổ tử cung. Bác sỹ sẽ cho phép bạn làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung ít hơn sau 3 lần xét nghiệm thường xuyên. Khoảng thời gian này cũng sẽ được kéo dài ở phụ nữ lớn tuổi có xét nghiệm HPV âm tính.

Phụ nữ thường xuyên hoạt động tình dục (như gái mại dâm) hoặc có nhiều bạn tình nên được xét nghiệm cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Xét nghiệm ung thư vú

Nếu bạn có người thân trong gia đình bị ung thư vú, bác sỹ sẽ khuyên bạn nên tư vấn di truyền vf yêu cầu bạn làm xét nghiệm để xem bạn có nguy cơ bị các loại ung thư vú nguy hiểm liên quan đến di truyền không (BRCA1 và BRCA2). 

Kiểm tra về thể chất

Bạn nên có khoảng 2 bài kiểm tra về thể chất trong suốt tuổi 20 của bạn. Với mỗi bài kiểm tra, bạn nên kiểm tra chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI). Bác sỹ cũng có thể sẽ hỏi bạn về trầm cảm, sử dụng rượu bia và thuốc lá, chế độ ăn uống và luyện tập.

Xét nghiệm cholesterol

Phụ nữ từ 20 tuổi trở lên nên làm xét nghiệm cơ bản về nồng độ cholesterol và tryglyceride nếu họ có nguy cơ bị bệnh mạch vành. Sau 45 tuổi, xét nghiệm cholesterol là vô cùng quan trọng bởi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch sẽ tăng lên theo tuổi.

Kiểm tra huyết áp

Bạn sẽ được chẩn đoán là tăng huyết áp nếu huyết áp của bạn cao hơn 140/90 mmHg. Bởi vì tăng huyết áp có liên quan đến nhiều loại biến chứng khác nên huyết áp nên được kiểm tra 2 năm một lần nếu huyết áp của bạn từ 120/80 mmHg trở xuống và nên được kiểm tra hàng năm nếu huyết áp của bạn trong khoảng 120-139/80-90 mmHg. Việc kiểm tra huyết áp rât đơn giản có thể tiến hành ở mọi cơ sử y tế

Nếu bạn được chẩn đoán là tăng huyết áp, bạn nên được kiểm tra cả bệnh tiểu đường.

Kiểm tra mắt

Kiểm tra mắt ít nhất mỗi năm một lần nếu bạn đeo kính hoặc đeo kính áp tròng. Nếu bạn không có vấn đề gì về thị lực, việc kiểm tra có thể không cần thiết. Nhưng bạn nên đi khám bác sỹ nhãn khoa nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về thị lực.

Khám răng

Bạn nên đến nha sỹ mỗi năm một lần để kiểm tra và làm sạch răng

Tiêm phòng

Bạn nên tiêm vacxin phòng cúm hàng năm

Bạn nên tiêm phòng bạch hầu – uốn ván mỗi 10 năm. Mũi tiêm đầu tiên có thể là sau 19 tuổi.

Nếu bạn dưới 26 tuổi, bạn nên cân nhắc để tiêm vacxin HPV.

Nếu bạn chưa bao giờ bị thủy đậu, bạn nên tiêm vacxin phòng thủy đậu

Các kiểm tra sức khỏe cần làm khi bạn trong độ tuổi từ 40-60 tuổi

Các kiểm tra sức khỏe bạn bắt đầu làm khi bạn 20 tuổi sẽ vẫn nên làm khi bạn 40 tuổi. Tuy nhiên, thời gian của các kiểm tra này sẽ thay đổi. Bạn nên:

  • Khám mắt 2 năm/lần, kể cả nếu bạn không đeo kính
  • Nên được kiểm tra bệnh cườm nước (glaucoma) trong mỗi lần khám mắt khi bạn bước vào tuổi 45.
  • Kiểm tra thể chất từ 1-5 năm một lần
  • Kiểm tra vú toàn diện hàng năm
  • Cân nhắc việc tiêm vacxin zona sau tuổi 60.

Bạn cũng nên tiến hành một vài kiểm tra sức khỏe khi bước vào tuổi 40, bao gồm:

Chụp X quang tuyến vú

Tất cả phụ nữ nên được chụp X quang tuyến vú để kiểm tra ung thư vú. Mức độ thường xuyên xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của bạn. Phụ nữ từ 50-74 tuổi nên được xét nghiệm hàng năm. Phụ nữ dưỡi 50 tuổi nên trao đổi với bác sỹ để xác định xem bao lâu nên chụp X quang tuyến vú một lần, việc này sẽ phụ thuộc vào từng hoàn cảnh và tình trạng bệnh cụ thể.

Kiểm tra ung thư đại trực tràng

Khi bạn bước vào tuổi 50, bạn nên bắt đầu kiểm tra ung thư đại trực tràng. Nhứng xét nghiệm có thể cần làm bao gồm

  • Xét nghiệm phân hàng năm
  • Nội soi đại tràng sigma 5 năm/lần
  • Nội soi đại tràng mỗi 10 năm một lần
  • Chụp cản quang đại trực tràng 5 năm/lần
  • Chụp CT đại tràng 5 năm/lần

Bạn có thể sẽ phải kiểm tra thường xuyên hơn nếu bạn có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng. Bạn nên được làm những xét nghiệm này cho đến khi bạn 75 tuổi.

Kiểm tra mật độ xương

Phụ nữ trên 65 tuổi nên được kiểm tra loãng xương. Nếu bạn đã từng bị gãy xương, bạn nên kiểm tra mật độ xương khi bạn bắt đầu bước vào tuổi mãn kinh. Bạn cũng nên làm xét nghiệm này nếu bạn trên 65 tuổi và có nguy cơ gãy xương cao.

Kiểm tra da

Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, hơn 3.5 triệu người Mỹ được chẩn đoán ung thư da mỗi năm. Để phát hiện sớm ung thư da, bạn nên tự kiểm tra mỗi tháng một lần khi bạn bước vào tuổi 50. Bạn nên kiểm tra các nốt ruồi mới xuất hiện hoặc các nốt ruồi nghi ngờ. Đến gặp bác sỹ da liễu hàng năm để được kiểm tra tổng thể.

Những người có nguy cơ cao bị ung thư da nên bắt đầu kiểm tra sớm hơn. Bao gồm những người thường xuyên ở ngoài nắng, có tiền sử gia đình bị ung thư da hoặc những người có làn da rất trắng.

Các  kiểm tra sức khỏe nên làm sau tuổi 65

Thời gian làm xét nghiệm sẽ tiếp tục thay đổi khi bạn lớn tuổi hơn.  Kiểm tra huyết áp nên được tiến hành làm hàng năm. Kiểm tra cholesterol nên được kiểm tra từ 3-5 năm một lần. Nếu có điều gì bất thường, bạn nên kiểm tra thường xuyên hơn

Bạn cũng nên có thêm một số loại  kiểm tra sức khỏe khác

Kiểm tra thính lực

Kiểm tra thính lực đồ sẽ kiểm tra khả năng nghe của bạn ở những cường độ và âm lượng âm thanh khác nhau. Bạn nên tiến hành làm bài kiểm tra này mỗi năm một lần.

Những loại kiểm tra khác bạn có thể cần

Ngoài những loại kiểm tra, xét nghiệm thông thường nêu trên, bạn có thể sẽ được yêu cầu làm một số xét nghiệm khác. Không phải tất cả phụ nữ sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm dưới đây:

Kiểm tra bệnh trầm cảm

Tại Mỹ, theo ước tính cứ 8 phụ nữ thì 1 người sẽ bị trầm cảm. Nếu bạn lo lắng về tâm trạng cảm xúc của mình, hãy trao đổi với bác sỹ về loại kiểm tra này.Bác sỹ sẽ hỏi bạn một loạt các câu hỏi về các triệu chứng như các vấn đề về giấc ngủ, cáu gắt, suy giảm ham muốn tình dục hoặc các vấn đề trì trệ

Kiểm tra tiểu đường

Nếu bạn có nguy cơ cao bị tiểu đường, bạn nên được kiểm tra các triệu chứng tiền tiểu đường và tiểu đường khi bắt đầu bước vào tuổi 40. Nếu huyết áp của bạn trên 135/80, bác sỹ cũng có thể sẽ yêu cầu bạn kiểm tra đái tháo đường typ 2.

Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm