Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các bước để cứu sống bệnh nhân đột quỵ

Đột quỵ não để lại hậu quả nặng nề và nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời. Tiêu chuẩn về “thời gian vàng’ cho đột quỵ não là 3 - 4 giờ sau cơn đột quỵ.

Đột quỵ não để lại hậu quả nặng nề và nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời. Tiêu chuẩn về “thời gian vàng’ cho đột quỵ não là 3 - 4 giờ sau cơn đột quỵ. Trong khoảng thời gian này sẽ cứu được những tế bào thần kinh ở quanh vùng nhồi máu, xuất huyết, còn gọi là vùng tranh tối tranh sáng. Nhờ đó giảm được tỉ lệ tử vong, mức độ tàn tật.

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người đột quỵ. Đột quỵ đứng hàng thứ ba về nguyên nhân gây tử vong và đứng thứ nhất về nguyên nhân gây tàn tật ở người. Bệnh nhân bị di chứng liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não... sau đột quỵ là 90% và thường bệnh nhân bị đột quỵ lần sau tình trạng nặng hơn lần trước.

Trung bình trên toàn cầu hiện nay mỗi 45 giây trôi qua có một người bị đột quỵ và cứ 3 phút có một người tử vong do đột quỵ.

Một ca bệnh điển hình

Như mọi ngày, anh  L.N.Đ thức dậy đi lại sinh hoạt bình thường, nhưng đến 6 giờ 45 phút, anh Đ. đột ngột thấy chóng mặt đi lại khó khăn kèm thay đổi giọng nói, được người nhà đưa đến BV. Nhân Dân Gia Định. Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân tri giác lơ mơ làm các xét nghiệm cơ bản hình ảnh học, được chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não cấp vùng thân não giờ thứ 2, phân loại đột quỵ mức độ nặng, được các bác sĩ điều trị thuốc tan cục máu, sau 1 ngày điều trị bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, nhận biết, nói chuyện mọi người xung quanh, tay chân cử động được, sau 7 ngày bệnh nhân diễn tiến tốt hơn xuất viện.

Đây là tình huống bác sĩ bệnh viện gặp mỗi ngày, nhưng với anh Đ. là may mắn, vì bệnh nhân đến sớm (giờ vàng sử dụng thuốc tan cục máu), nên bệnh nhân hồi phục. Nhiều trường hợp như anh Đ. đến muộn, đa phần bệnh diễn tiến nặng hơn có thể tử vong, hoặc để lại di chứng cần người chăm sóc, tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.

45 giây trôi qua có một người bị đột quỵ

Làm sao nhận biết đột quỵ?

Dấu hiệu nhận biết:

- Khuôn mặt mất cân đối: hãy bảo người đó cười và quan sát.

- Yếu liệt tay chân: hãy bảo người đó giơ tay lên và so sánh.

- Giọng nói bị thay đổi: hãy bảo người đó nói những từ đơn giản.

Nếu phát hiện những dấu hiệu trên hãy nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất.

Những điều không nên làm

- Không chích máu đầu ngón tay.

- Không cạo gió.

- Không xoa bóp.

- Không nặn chanh.

Những việc cần làm

- Cho người bệnh nằm nghỉ.

- Lấy răng giả hoặc vật lạ trong miệng.

- Gọi ngay cấp cứu 115 hoặc cấp cứu gần nơi bệnh nhân đang ở.

- Nên dưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế có điều trị đột quỵ một cách sớm nhất. Nên nhớ thời gian vàng 4 giờ đầu sau đột quỵ có thể cứu sống được bệnh nhân

Phòng ngừa đột qụy

- Cần giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch:

Phát hiện cao áp huyết sớm và chữa cao áp huyết tốt, nhất là ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình cao áp huyết và bệnh tim mạch.

Điều trị rối loạn nhịp tim.

Giảm cholesterol trong máu, ăn ít chất béo, giảm muối, ăn nhiều rau và hoa quả.

- Phát hiện và điều trị đái tháo đường.

- Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu.

- Không dùng các chất kích thích hoặc ma túy.

- Thường xuyên vận động và tập luyện.

-Ngoài ra cần chú ý:

Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ

Tránh táo bón, đặc biệt với người già.

Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chơi thể thao quá sức.

BS. VÕ VĂN TÂN - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm