Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các bệnh có biểu hiện triệu chứng da liễu thường gặp ở trẻ em

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ xuất hiện những vết mụn nhọt, ban đỏ hay sưng đau trên cơ thể. Phần lớn trường hợp là không đáng lo ngại, tuy nhiên đôi khi cũng có những ca bệnh cần được lưu ý và điều trị sớm.

Bệnh nấm da (ringworm)

Ringworm hay còn gọi là nhiễm trùng Tinea, là một loại nấm sống kí sinh và gây bệnh trên da người với triệu chứng là hình thành các mảng da sưng đỏ và có vảy. Đây là căn bệnh có khả năng lây lan cao, lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung quần áo với người bệnh. Liệu pháp điều trị đối với nấm da là sử dụng các thuốc kháng nấm dạng kem bôi lên khu vực bị nhiễm nấm cho tới khi khỏi nhiễm trùng.

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn hay bệnh thứ năm (fifth disease)

Parvovirus B19 là nguyên nhân gây ra bệnh thứ năm. Đây là căn bệnh khá phổ biến, thường có biểu hiện nhẹ và tự hết mà không cần điều trị. Các triệu chứng ban đầu khá giống với cúm. Tiếp đó là sự xuất hiện của các ban đỏ sáng ở hai bên má và trên cơ thể. Do virus là thủ phạm gây bệnh nên sử dụng kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này. Parvovirus B19 có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, do vậy trong trường hợp mẹ bầu có tiếp xúc với virus cần tới bác sỹ ngay để có biện pháp xử trí.

Thủy đậu

Trước kia, thủy đậu là một trong những căn bệnh nhiễm trùng cực kỳ phổ biến ở trẻ nhỏ. Thế nhưng ngày nay căn bệnh này ngày càng hiếm gặp do sự ra đời của vaccin phòng thủy đậu. Virus varicella là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu, thường khởi phát với  sốt, sau đó là các triệu chứng giống cảm lạnh và hình thành ban đỏ trên da. Ban đỏ này rất ngứa và có dạng các đốm mụn nước và mụn đóng vảy, thường kéo dài khoảng 1 tuần. Trẻ đang bị nhiễm thủy đậu có khả năng lây lan rất cao trừ khi các mụn nước đã đóng vảy.

Chốc lở

Bệnh chốc lở dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh ngoài da khác như viêm mô tế bào và thậm chí cả nấm da. Bệnh chốc lở gây ra do các vi khuẩn sinh thường xuyên tồn tại trên da và có thể điều trị dễ dàng bằng kháng sinh. Tổn thương ban đỏ trong bệnh chốc lở ban đầu thường rỉ nước, phồng rộp sau đó đóng thành vảy trên da có màu vàng. Bệnh này lây lan khi tiếp xúc trực tiếp và thói quen cào gãi trên vùng da tổn thương thường khiến các triệu chứng trở nên nặng hơn. Chốc lở có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất vẫn là quanh miệng và mũi.

Mụn cóc

Nhiễm virus là nguyên nhân gây mụn cóc. Mụn cóc có thể lây truyền từ người sang người và xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng chủ yếu nhất là trên bàn tay. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều có thể tự khỏi, tuy nhiên một số loại thuốc không kê đơn sẵn có tại các hiệu thuốc cũng có thể rút ngắn thời gian mắc bệnh.

Rôm sảy

Rôm sảy là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tắc tuyến mồ hôi có thể gây rôm sảy, dẫn đến sự hình thành của các mụn nhỏ màu đỏ ở đầu và cổ. Để phòng rôm sảy, các bậc cha mẹ cần cho trẻ sơ sinh mặc quần áo phù hợp (không để quá nóng và quá lạnh). Nói chung, rôm sảy thường tự hết mà không cần điều trị.

Viêm da tiếp xúc

Ban đỏ trong viêm da tiếp xúc thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh từ 4-24 giờ, rất ngứa, giới hạn ở vùng tiếp xúc và có ranh giới khá rõ, thường kéo dài từ 1-2 tuần. Nguyên nhân gây bệnh thường là do sự tiếp xúc trực tiếp của da với một số kích thích từ môi trường như thuốc, hóa chất, sơn, cao su, các kim loại nặng hoặc ánh sáng. Các kháng histamine hay steroid tại chỗ có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh. Nói chung, viêm da tiếp xúc thường bị nhầm lẫn với bệnh chốc lở.

Bệnh tay chân miệng

Coxsackievirus là nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng. Đây là căn bệnh nhiễm trùng cực kỳ phổ biến ở trẻ em, đặc biệt trong mùa hè và đầu mùa thu. Bệnh thường khởi phát với sốt và sau đó hình thành các ban đỏ không ngứa trên cơ thể như tay, chân và vết loét quanh miệng. Vết loét miệng thường rất đau và cản trở việc ăn uống của nhiều trẻ. Đây là một căn bệnh có khả năng lây lan cao và cũng giống như nhiều loại virus khác, nó lây qua tiếp xúc với dịch thể của người bệnh khi ho, hắt hơi. Bệnh này chủ yếu là điều trị triệu chứng và thường khỏi trong khoảng 1 tuần.

Viêm da dị ứng

Eczema hay viêm da dị ứng là căn bệnh khá phổ biến ở những trẻ em cũng mắc bệnh dị ứng và hen phế quản. Ban đỏ xuất hiện trên da dưới dạng các mảng đỏ ngứa và có thể ở bất cứ vị trí nào nhưng thường là trên má, khuỷu tay và quanh đầu gối. Việc sử dụng các loại kem bôi trơn, thuốc mỡ hoặc thuốc kem có thể giúp cải thiện các triệu chứng nhưng đôi khi cần phải dùng đến cả steroid.

Mề đay

Mề đay là kết quả của phản ứng dị ứng trong cơ thể. Chúng thường có biểu hiện là các mảng sẩn đỏ, sưng, phù nề và thường gây ngứa ngáy, khó chịu trên da. Chúng có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau nhưng thường có phần da trung tâm màu nhạt và bao quanh bởi quầng đỏ. Việc tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như thực phẩm hay thuốc có thể gây mề đay. Một số tác nhân dị ứng phổ biến là lạc, trứng, hải sản, tuy nhiên một số virus cũng có thể gây bệnh mề đay. Mặc dù nổi mề đay không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu trẻ có biểu hiện khó thở, ho và thở khò khè thì đây có thể là dấu hiệu của những phản ứng dị ứng nghiêm trọng cần phải can thiệp y khoa ngay lập tức. Thuốc kháng histamine là loại thuốc điều trị chuẩn đối với căn bệnh này.

Sốt tinh hồng nhiệt

Nhiễm liên cầu khuẩn là nguyên nhân gây bệnh sốt tinh hồng nhiệt, đây là căn bệnh khá phổ biến thường khởi phát với những triệu chứng như đau họng và các triệu chứng không đặc hiệu khác. Ban đỏ thường xuất hiện sau những triệu chứng khác, thường ở cổ, nách và nếp bẹn (vùng da tiếp giáp giữa bùng và đùi), và sau đó lan ra khắp cơ thể. Thông thường, khi mới bắt đầu, nốt ban đỏ, nhỏ và dẹt, dần dần to lên và làm sần sùi vùng da đó, có thể không ngứa. Sốt tinh hồng nhiệt rất dễ lây lan, mặc dù bệnh có thể tự khỏi nhưng tốt nhất là vẫn cần thiết được điều trị bằng kháng sinh để tiêu diệt liên cầu.

Bệnh ban đào/bệnh thứ sáu (sixth disease)

Bệnh ban đào là một bệnh nhẹ do virus gây ra. Căn bệnh này khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và khởi phát với triệu chứng sốt cao, tiếp đó là xuất hiện ban đỏ không ngứa. Sốt thường kéo dài khoảng 2 ngày sau đó trẻ hạ sốt, thường thì sốt và ban đỏ không xuất hiện cùng một lúc. Ban đầu ban nổi từ cổ, ngực,bụng, sau đó lan ra cánh tay,mặt và chân. Đôi khi, sốt cao có thể gây co giật nhưng thường là không.

Bình luận
Tin mới
  • 20/06/2025

    5 loại thực phẩm nên ăn để hỗ trợ giải độc thận

    Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.

  • 20/06/2025

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành như thế nào?

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!

  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

Xem thêm