“Thật không may là dép Crocs không phù hợp cho việc sử dụng cả ngày”, ông Leahy nói. “Loại dép này không đảm bảo tốt cho gót chân. Khi gót chân không được vững, ngón chân có xu hướng bám chặt lại và dẫn đến viêm gân, ảnh hưởng xấu đến hình dạng ngón chân, các bệnh về móng, chai và rạn da chân.”
Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau gót là viêm cơ ở gan bàn chân, dây chằng nối xương gót và ngón chân trở nên yếu, sưng và viêm. Nó có thể dẫn đến cơn đau dữ dội và không thể đi lại, và trong một số trường hợp nó có thể hình thành gai xương, là sự lắng đọng canxi tạo ra một cục xương lồi ra ở mặt dưới của gót và phát triển ở điểm nơi mà gân nối với mắt cá chân. Ở trường hợp này cần phải phẫu thuật.
Các phòng thí nghiệm phân tích hoạt động ở Đức đã chỉ ra có một loại nhựa rẻ tiền giống với Crocs và hàng nhái có chứa chất độc nguy hiểm có thể gây ung thư. Vật chất gây ung thư này sẽ được hấp thụ qua tiếp xúc với da chân.
Theo một xét nghiệm được tiến hành bởi Đài Phát Thanh Truyền Hình Đức Westdeutscher Rundfunk (WDR), 6 trên 10 mẫu dép chứa chất ung thư được biết đến với tên gọi là polycyclic aromatic hydrocacbons (PAH).
Chương trình Độc chất học Quốc gia đăng tải Báo cáo Các chất Ung thư số 13 (RoC), một tài liệu sức khỏe cộng đồng đã chỉ ra rằng tiếp xúc với PAH có thể tăng nguy cơ ung thư phổi, gan và da.
Theo phân tích, nhãn hiệu dép Mỹ Crocs không chỉ chứa PAH, mà còn chứa các chất có thể gây kích thích và dị ứng da.
Nếu bạn không thể từ bỏ việc đi dép Crocs, ít nhất hãy đi tất (vớ) để tránh tiếp xúc trực tiếp với vật liệu. Hãy đảm bảo bạn thực sự mua những chiếc dép Crocs chính hãng, chứ không phải loại hàng nhái rẻ tiền.
Có một lời khuyên là bạn nên ngửi mùi trước khi mua dép Crocs. Nếu chúng có mùi nồng nặc hay mùi thơm, có nghĩa là chúng chứa hóa chất gây ung thư.
Vitamin K có vai trò quan trọng cho quá trình đông máu và giúp hình thành xương.
Obesophobia, còn được gọi là pocrescophobia, là nỗi sợ tăng cân. Bệnh này phổ biến nhất ở phụ nữ vị thành niên nhưng nam giới cũng có thể mắc bệnh này.
Nhiều sai lầm gây hại cho sức khỏe răng miệng mà mọi người thường mắc phải trong mùa hè được tiến sỹ nha khoa Karishma Jaradi cảnh báo.
Lo lắng là một trong những tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến nhất, sẽ khiến bạn mệt mỏi và cản trở cuộc sống hàng ngày.
Thuật ngữ “rối loạn nhân cách tránh né” (AVPD) đã trở nên ngày một thông dụng trong những năm gần đây.
Niacinamide là thành phần phổ biến trong mỹ phẩm dưỡng da, hứa hẹn nhiều công dụng từ dưỡng ẩm, làm sáng da đến ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.
Keo ong từ lâu đời đã được sử dụng để chữa bệnh.
Bệnh tay chân miệng có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên có rất nhiều phụ huynh vẫn còn bối rối khi chăm sóc trẻ trong quá trình điều trị tại nhà. Phụ huynh có thể chăm sóc trẻ theo các hướng dẫn của chuyên gia để trẻ được đảm bảo an toàn và nhanh khỏi bệnh.